Vậy máy rửa bát có những tác động tiêu cực nào? Cách khắc phục các điểm hạn chế của thiết bị nhà bếp này ra sao? Tất cả sẽ được chia sẻ ngay sau đây.
Tác hại của máy rửa bát
Rất nhiều các thông tin phỏng đoán về những tác hại của máy rửa bát được lan truyền trong khoảng thời gian gần đây. Mới đây, giáo sư vi sinh học Nina Gunde-Cimerman tại Đại học Ljubljana đã nghiên cứu và cho ra kết luận: Trong máy rửa bát có khá nhiều những loại nấm có hại cho sức khỏe con người.
Lý giải về việc phát triển của các loại nấm trong máy rửa bát, giáo sư Nina cho hay: môi trường ở bên trong máy rửa bát thường ẩm ướt, nóng, nồng độ muối cao. Trong quá trình sử dụng sẽ đọng lại của thức ăn thừa và chứa các chất tẩy rửa mạnh, từ đó sẽ tạo nên nhiều loại axit lẫn kiềm và tạo điều kiện cho các loại nấm phát triển.
Một số loài nấm, vi khuẩn được phát hiện trong máy rửa bát có thể kể đến Cryptococcus, Candid, Rhodotorula,... Có một số loại nấm, vi khuẩn sẽ không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe của con người và rủi ro mắc bệnh do nấm cũng rất thấp. Tuy nhiên, đối với người có hệ miễn dịch kém, thể trạng yếu thì nguy cơ bị ảnh hưởng sức khỏe sẽ cao hơn.
Cách khắc phục những tác hại của máy rửa bát
Môi trường ẩm ướt, nóng, nồng độ muối cao dẫn đến sự sinh trưởng của vi khuẩn, nấm mốc trong máy rửa bát. Để hạn chế cũng như loại bỏ tình trạng này, người dùng cần vệ sinh máy rửa bát thường xuyên. Cụ thể:
Thường xuyên vệ sinh máy
Các bà nội trợ nên chú ý thường xuyên vệ sinh máy rửa bát 1 - 2 lần/tháng. Nên chú ý vệ sinh những khu vực nhỏ, khuất như: lỗ cao su thoát thức ăn, cánh tay phun nước. Nên sử dụng một chiếc bàn chải nhỏ với hỗn hợp dung dịch nước ấm, giấm, baking soda hoặc thay thế bằng chất tẩy rửa.
Chú ý vệ sinh tỉ mỉ, chi tiết để giúp máy rửa bát luôn sạch sẽ và ngăn ngừa được sự xuất hiện của vi khuẩn. Việc vệ sinh máy cũng sẽ loại bỏ được những bụi bẩn bám trên có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Vệ sinh phần bên trong
Máy rửa bát thường có những khu vực khuất, không thể tiếp cận và làm sạch bằng tay thông thường. Để vệ sinh những khu vực này, bạn có thể pha loãng gồm nước sạch và xà phòng chuyên dụng xử lý lần lượt từng bộ phận bên trong. Những khu vực cần đặc biệt chú ý như: khoang chứa đồ, các góc khuất của máy, các cạnh viền,... Bởi đây đều là những vị trí rất dễ đọng lại thức ăn hay nước bẩn tạo điều kiện cho nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi.
Loại bỏ thức ăn thừa bên trong máy
Trong quá trình hoạt động, máy rửa bát rất dễ bị mắc kẹt thức ăn thừa bên trong. Bạn cần làm sạch cũng như loại bỏ hết lượng thức ăn bị mắc kẹt này, nhằm ngăn chặn, không cho các loại vi khuẩn, nấm mốc có cơ hội phát triển.
Muốn loại bỏ thức ăn thừa, các bà nội trở có thể sử dụng nước cốt chanh hoặc giấm rồi bỏ trong ngăn chứa xà phòng. Sau đó chọn bấm máy hoạt động với một chu kỳ ngắn và để ở nhiệt độ cao. Quá trình này sẽ giúp làm sạch triệt để các vết bám dầu mỡ, những loại bụi bẩn dạng lỏng đang bám dính bên trong của máy. Nước nóng cũng có tác dụng sát trùng và loại bỏ mùi hôi và vết ẩm mốc hiệu quả.
Lưu ý, trong khi vệ sinh máy rửa bát, các bà nội trợ nên sử dụng sản phẩm chuyên dụng cho thiết bị này. Nếu không, có thể sử dụng nước sạch, giấm, chanh… Chú ý không sử dụng các loại xà phòng rửa bát, xà phòng không dùng cho máy rửa bát… Những sản phẩm này có thể ảnh hưởng đến chất lượng, cũng như tuổi thọ của sản phẩm.
Kết luận
Trên thực tế, việc loại bỏ nấm mốc hay vệ sinh máy rửa bát tương đối đơn giản. Các bà nội trợ chỉ cần bỏ ra một chút thời gian để xử lý, vệ sinh sạch sẽ, giúp tăng tuổi thọ sản phẩm, đồng thời đảm bảo được sức khỏe tốt nhất cho những người thân trong gia đình .
Dù là sản phẩm thông minh, tiện ích tuy nhiên trong quá trình sử dụng không được vệ sinh hay sử dụng đúng cách thì đều có thể gây hại cho sức khỏe con người. Tác hại của máy rửa bát dù có nhưng vẫn có thể hạn chế và khắc phục chỉ với vài thao tác đơn giản. Vì vậy, đừng bỏ qua các mẹo kể trên để giúp gian bếp luôn sạch sẽ và an toàn nhé!