Trên thị trường hiện nay có rất nhiều máy làm bánh mì. Vì thế, chị em nội trợ có thể phân vân về nhiều dòng sản phẩm khác nhau.
Chị Trần Trang, sinh sống tại Hà Nội đã mua chiếc máy làm bánh mì Zojirushi BB-HAQ10 và chị chia sẻ 2 năm nay chưa bao giờ chị hết yêu chiếc máy này. Ngắm nghía bao lâu trên website bên Nhật rồi cuối cùng chị Trang quyết định mua bản điện 220V tại Zojirushi Việt Nam.
Theo chị Trang, cấu tạo máy vô cùng đơn giản: Gồm 1 thân máy và 1 lõi khuôn bánh, lưỡi đánh bột có thể tháo ra lắp vào rất dễ dàng. Dù có rất nhiều máy móc làm bếp nhưng chị Trang cho biết máy làm bánh mì rất gọn nhẹ và có công năng ưu việt.
Trước khi có máy này, chị Trang vẫn làm bánh mì theo cách thủ công là nhồi bột bằng tay rồi tạo hình và nướng bằng lò. Để làm ra được 1 cái bánh thì khá là vất vả. Nhưng với máy làm bánh mì, tất cả công việc chỉ là: đổ nguyên liệu vào máy theo công thức, bấm nút và chờ đợi. Máy sẽ tự nhào bột, ủ và nướng thành cái bánh ngon lành. Thao tác đúng như kiểu cho gạo và nước vào nồi cơm điện rồi bấm nút là có cơm ăn không cần canh chừng chi hết.
Máy làm bánh mì Zojirushi BB-HAQ10 của chị Trang có nhiều chức năng. Máy làm từ A-Z ra thành phẩm là một chiếc bánh mì ăn được luôn. Chị Trang thích nhất là tính đặt hẹn giờ. Trước khi đi ngủ chị Trang sẽ cho nguyên liệu vào máy và căn giờ hoàn thành là giờ mình ngủ dậy. Cảm giác thức dậy trong ánh nắng mặt trời và mùi bánh mì thơm phức đối với chị Trang dù có trải qua cả nghìn lần vẫn luôn là một niềm hạnh phúc khó tả. Ở chế độ tự động máy chỉ làm ra được bánh có hình dạng bánh gối. Trong sách hướng dẫn có mấy chục công thức với các thành phần khác nhau: bánh mì trắng, nguyên cám, nho, socola, sữa, yến mạch.... tuỳ vào sở thích của bạn.
Thậm chí sau này chị Trang có máy Kitchenaid thì chị cũng vẫn ủ và nhào bột bằng máy làm bánh mì. Bởi vì nhào bằng máy Kitchenaid thì chị vẫn phải canh giờ ủ bột, xong nhào lại lần 2, ủ lần 2, tạo hình. Nói chung lôi ra lôi vào khá mất thời gian. Với máy làm bánh mì, chỉ cần bấm nút, máy sẽ tự canh giờ nhào, ủ bột với nhiệt độ ấm thích hợp, xong tự nhào, tự ủ 3 lần. Sau đó lấy ra tạo hình theo sở thích và nướng bằng lò nướng thôi. Chị Trang thích nướng bằng nồi gang bỏ trong lò nướng. Bánh vừa đẹp, vỏ giòn mà lại đủ độ ẩm.
Ngoài ra, máy còn có chức năng nhồi bột làm bánh qui, pizza, mì spaghetti. Thời gian nhồi và ủ các loại bột này ngắn hơn bánh mì. Nhồi xong lấy bột ra tạo hình rồi nướng hoặc cán mì bằng máy cán.
Máy cũng tự nhào và nướng bánh ngọt. Tuy nhiên mình thấy bánh ngọt làm bằng máy không ngon được như mình đánh bằng Standmixer xong nướng bằng lò nướng. Ăn như bánh nướng bằng nồi cơm điện. Cốt bánh hơi nặng và đặc. Bạn nào không khó tính thì vẫn khen ngon được.
Chiếc máy này còn có chức năng làm mứt. Nếu trước kia khi làm mứt chị Trang phải xay nhuyễn quả xong nấu trên bếp, canh lửa và khuấy liên tục, thì nay chỉ cần bỏ nguyên liệu đã xay vào máy, bấm nút, máy sẽ tự đun tự khuấy cho đến khi mẻ mứt hoàn thành.
Với chiếc máy làm bánh mì Zojirushi BB-HAQ10, chị Trang rất tự hào rằng chị đã có thể làm được vài chục loại bánh mì. Đong nguyên liệu hoàn toàn bằng cốc và thìa đong không cần dùng cân. Thành phẩm bánh nở to, ruột xốp. Không lo mua bánh ở ngoài có nhiều phụ gia. Dễ thao tác với cả trẻ em. Và chị cho biết điểm đặc biệt của máy này là không biết làm bánh cũng có thể sử dụng và làm được bánh.
Hi vọng rằng những chia sẻ của Food.com.vn về máy làm bánh mì Zojirushi BB-HAQ10 sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn về chiếc máy này.
(Nguồn: Facebook Trần Trang)