Cải thiện tâm lý bằng phương pháp Mindfulness với những lợi ích bất ngờ

Mindfulness chính là phương pháp giúp bạn phát huy sự tự tin nhờ khả năng đẩy cao mọi cảm xúc tích cực theo cách lành mạnh nhất. Trải nghiệm của sự tự tin trong công việc nhờ tập trung, nhờ hiệu suất cao và tư duy cảm xúc phát triển là một điều mang lại trạng thái sống lạc quan, hạnh phúc.

Mindfulness là gì?

Mindfulness là trạng thái tỉnh thức trong tâm lý học hiện đại và được gói là chánh niệm trong Phật học. Các khái niệm này đều mang cùng ý nghĩa về tính ứng dụng mindfulness trong công việc và cuộc sống. Theo ông Jon Kabat-Zinn – một chuyên gia tâm lý nổi tiếng, mindfulness là trạng thái tỉnh thức khi ta đặt sự chú tâm có chủ đích đối với thực tại và loại bỏ mọi phán xét, trong đó:

- Trong thực tại: Khi quan sát kỹ tâm trí của chính mình, bạn sẽ nhận ra rằng nó rất thường suy tưởng lan man về tương lai hoặc những điều đã xảy ra trong quá khứ. Điều này vô tình dẫn đến những cảm xúc tiêu cực diễn ra bên trong chúng ta. Thực hành theo “mindfulness” là việc tập trung sống trong “thực tại”. Từ đó, bạn cảm nhận được sự an bình khởi sinh từ bên trong của mình.

 - Không phán xét: Phán xét là một xu hướng vô cùng tiêu cực, phân biệt tốt – xấu, đúng – sai… Điều này thường gây nên sự xáo động, sân si trong nội tâm, khi chúng ta khó thể chấp nhận một việc gì đó xảy ra. Từ đó, nó khiến bạn quan tâm quá mức đến những điều đôi khi chẳng liên quan gì đến mình, khiến tâm tính dễ trở nên bực bội, lâu dần tạo thành tính xấu.

 - Sự chú tâm: Đây chính là nền tảng quan trọng nhất trong cuộc sống. Vì khi chú tâm, bạn mới có thể nhận thấy rằng tâm trí mình đang trong vào quá khứ hay tương lai, thậm chí đôi khi phán xét vu vơ “không đầu không đuôi”. Khi tập mindfulness, chúng ta sẽ được đưa về với thực tiễn để sống đúng đắn, tính cực hơn nhờ vào sự chú tâm.

Bản chất của mindfulness chính là thiền chánh niệm. Đây là loại hình tập luyện giúp hỗ trợ tư duy và giác quan hoạt động mạnh mẽ nhằm chữa lành tâm hồn.

thiền chánh niệm
Mindfulness là trạng thái tỉnh thức trong tâm lý học hiện đại và được gói là chánh niệm trong Phật học

Nói cách khác, loại hình tập này giúp nâng cao sự hạnh phúc, chất lượng cuộc sống của mỗi người trong xã hội hiện đại, thêm vào đó là học cách chấp nhận nỗi buồn, những điều khó khăn như lẽ tự nhiên. Để từ đó, tâm trí của bạn sẽ trở nên thoải mái hơn, dễ dàng đón nhận được những điều tích cực xung quanh.

Lợi ích của mindfulness mang lại

Tăng sự tập trung và giảm bớt áp lực

Trong cuộc sống, chúng ta đều khó thể tránh khỏi những thời điểm mơ hồ, khó tập trung, bất chợt quên mất đang định làm gì… Vì thế, khi trở về nhà vào cuối ngày, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi và tự nhận thấy bản thân đã lãng phí một ngày dài.

Lâu dần, bạn có thể bị stress vì những áp lực vô hình đè nén. Khi đó, mindfulness sẽ giúp chúng ta chú tâm tối đa vào những điều gì diễn ra xung quanh mình. Áp dụng mindfulness đúng cách sẽ giúp bạn cải thiện hiệu suất làm việc, cải thiện sự tập trung và trí nhớ rất tốt.

Tăng hiệu suất làm việc

Theo một nghiên cứu được thực hiện tại chương trình “Mindfulness at Work”, ngoài hiệu quả giảm stress, thiền chánh niệm còn giúp nhiều nhân viên văn phòng tiết kiệm thời gian làm việc lên đến 69 phút mỗi tuần.

Đây là kết quả vô cùng ấn tượng vì hiện nay chúng ta phần lớn đang chạy theo xu hướng rèn luyện kỹ năng “multitasking” – làm nhiều việc cùng lúc với tần suất cao và liên tục. Kỹ năng này đòi hỏi bạn phải rèn luyện khả năng tập trung cao, đồng thời phân bổ công việc một cách hợp lý theo mức độ ưu tiên.

Mindfulness sẽ giúp bạn giảm sự tập trung đến những việc không quá quan trọng nhưng lại chiếm phần lớn thời gian mỗi ngày, điển hình là mạng xã hội. Dẫu cho đã quen với việc lướt mạng xã hội thường xuyên, thiền chánh niệm vẫn có thể “train” và làm mới não bộ và hệ thống các  thói quen của bạn lại từ đó.

Qua đó, trí não của bạn sẽ tự loại bỏ bớt những thói quen không tốt lại tiêu tốn nhiều thời gian. Thay vào đó, bạn sẽ chỉ thêm vào những điều tốt cần làm và tăng hiệu suất công việc cũng như cuộc sống của mình đấy!

Hỗ trợ phát triển tư duy cảm xúc

Tư duy cảm xúc chính là nền tảng hữu hiệu, bất di bất dịch của thiền chánh niệm. Khi tư duy ấy được phát triển, nó sẽ giúp bạn kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn.

Chẳng hạn như bạn không cần phải cố tỏ ra mạnh mẽ khi đang cảm thấy yếu đuối, cố gắng vui vẻ khi bản thân gặp vấn đề… Bởi sự cố gắng theo chiều hướng tiêu cực này sẽ làm chúng ta hình thành tính cách e dè, sợ hãi và tâm lý bất ổn. Một số người thường có xu hướng né tránh thay vì đối diện và tìm ra giải pháp.

tâm trạng tốt
Khi tâm trạng tốt, bạn sẽ nhìn cuộc sống tích cực hơn

Mindfulness là bí quyết tiếp cận những cảm xúc ấy theo cách riêng biệt, nhờ đó loại bỏ phản ứng tiêu cực cho người tập. Thay vào đó, bạn sẽ chọn cách mở lòng để biểu đạt những gì mình đang thật sự cảm thấy theo cách phù hợp và ít tổn thương nhất, nhờ vào việc học cách chấp nhận từ bên trong tâm trí.

Tăng sự tự tin

Khi mọi điều trong cuộc sống dần đi vào quỹ đạo từ bên trong, trạng thái của bạn sẽ trở nên tích cực. Ngay cả một đứa trẻ hay người trưởng thành, cảm xúc khi đó cũng tương tự như thế. Mindfulness sẽ giúp chúng ta toát ra sự tự tin nhờ khả năng đẩy cao mọi cảm xúc tích cực theo cách lành mạnh nhất.

tăng cường sự tự tin
Khi mọi điều trong cuộc sống dần đi vào quỹ đạo từ bên trong, trạng thái của bạn sẽ trở nên tích cực

Mindfulness là phương pháp rèn luyện tâm trí rất tốt cho những ai đang chịu tổn thương về mặt tinh thần. Nếu đang muốn tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống, bạn cũng có thể bắt đầu với thiền chánh niệm. Bởi đây là cách hỗ trợ và chữa lành nội tâm rất tốt cho tất cả mọi đối tượng đấy!

Cách thực hiện Mindfulness

Cách thực hiện mindfulness

Ngồi xuống: Bạn có thể ngồi ở bất cứ đâu, trên ghế, đệm, ghế dài trong công viên miễn là chỗ ngồi đó ổn định, vững chắc, không chồm lên hay ngả lưng ra sau.

Chú ý đến đôi chân: Nếu ngồi trên sàn, hãy bắt chéo chân thoải mái trước mặt. Nếu ngồi trên ghế, bạn hãy để lòng bàn chân chạm sàn.

Phần cơ thể trên thẳng nhưng không gồng cứng: Hãy để cột sống có độ cong tự nhiên. Đầu và vai có thể tựa thoải mái lên các đốt sống.

Đặt cánh tay trên song song với phần trên cơ thể. Sau đó đặt hai tay lên hai chân. Điều chỉnh các dây trên cơ thể, không quá chặt và không quá lỏng.

Hạ cằm xuống một chút và hướng ánh nhìn xuống dưới đất. Bạn có thể nhắm hờ mắt. Nếu cần thiết, bạn có thể nhắm hẳn hoặc nhắm hờ nhưng không cần tập trung vào nó.

Hãy giữ yên tư thế trong vài phút. Thư giãn. Tập trung chú ý vào hơi thở hoặc cảm giác trong cơ thể.

Cảm nhận hơi thở của bạn, hít vào bụng phình ra, thở ra bụng hóp lại.

Bạn không thể tránh khỏi những suy nghĩ trong đầu chen ngang. Đừng lo lắng. Khi nhận thấy tâm trí mình đang lang thang trong vài giây, một phút, năm phút, bạn chỉ cần nhẹ nhàng quay trở lại sự chú ý vào hơi thở.

Khi bạn đã sẵn sàng, hãy nhẹ nhàng mở mắt mắt lên (nếu trước đó bạn nhắm lại). Hãy dành một chút thời gian và nhận thấy bất kỳ âm thanh nào trong môi trường xung quanh. Chú ý cảm giác của cơ thể bạn lúc này. Để ý những suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Tạm dừng một chút, hãy quyết định xem bạn muốn tiếp tục ngày của mình như thế nào.

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật