Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào? Chuẩn bị những món gì cho mâm cúng rằm tháng 7

Theo truyền thống của người Việt, ngày Rằm tháng 7 -  15 tháng 7 âm lịch là ngày lễ Vu Lan và lễ cúng chúng sinh. Đây là dịp để chúng ta cùng nhìn lại, trân trọng, biết ơn đấng sinh thành, ông bà và tổ tiên. Là một ngày lễ mang đầy tính nhân văn, Rằm tháng 8 được coi là dịp để cả gia đình cùng quây quần chuẩn bị mâm cúng, làm lễ và thưởng thức cùng nhau. 

Ý nghĩa của ngày Rằm tháng 7 - Nên cúng vào thời gian nào?

15 tháng 7 âm lịch là dịp để con cháu thể hiện tấm lòng của mình với cha mẹ, ông bà. Bên cạnh đó, các gia đình có lòng cũng có thể đi từ thiện, phát quà cho người nghèo hay giúp đỡ cho người khốn khổ để tâm thanh tịnh, an yên, cả gia đình được bình an vô sự. 

Ngày Vu Lan cũng là ngày lễ lớn của các Phật tử. Hầu như chùa nào cũng đều tổ chức ngày lễ này rất hoành tráng. Đây cũng là dịp để con cháu lên chùa tụng kinh, lễ bái, cầu sự siêu thoát cho ông bà, tổ tiên; cầu phúc cho cha mẹ sống thọ, khỏe mạnh. 

Năm nay (2021) lễ Vu Lan rơi vào Chủ nhật, ngày 22 tháng 8 dương lịch (15/7 âm lịch). Tuy nhiên, chúng ta có thể linh động cúng từ đầu tháng đến ngày 14-7 âm lịch. Thực tế, điều quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm của gia chủ nên việc sắp xếp thời gian không thành vấn đề. 

Cần chuẩn bị những loại lễ vật, món ăn nào cho Rằm tháng 7

Ngoài việc chuẩn bị các loại đồ lễ, các gia đình rất quan tâm những món ăn cần có trong mâm cúng rằm tháng 7. Cùng Food Review tìm hiểu chi tiết xem mỗi mâm cúng cần có những gì nhé!

Mâm lễ cúng Phật

Mâm cúng này cần được đặt ở vị trí cao, gần bàn thờ nhất. Các loại hoa cần chuẩn bị cho mâm cúng này là hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa ngâu hoặc hoa huệ. Về các món ăn, bạn phải có đồ chay. Đồ uống chỉ nên để nước lọc. Hiện nay, có rất nhiều loại đồ chay đã sơ chế sẵn như nem chay, giò chả chay,... Bạn cũng có thể tận dụng những loại rau, củ, quả, nấm, đậu hũ để làm nhiều món canh, món xào ngon miệng. 

Mâm cúng chay với đầy đủ các món rau, món đạm
Gợi ý mâm cơm chay ngon miệng, hấp dẫn
Một số món chay ngon, dễ làm
Món đậu om nấm

Mâm cúng thần linh và gia tiên

Để lễ cúng chúng sinh được trọn vẹn, gạo muối, cháo trắng, hoa quả, đường thẻ, quần áo chúng sinh, bỏng ngô, bánh kẹo, tiền vàng, nước, 3 ly cốc nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ là những đồ lễ không thể thiếu. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm một ván xôi hoặc bánh chưng. 

Mâm cúng chúng sinh

Lễ cúng chúng sinh phải được bày ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngôi nhà, gia chủ đọc văn khấn hoặc bài cúng nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ. Khi lễ cúng chúng sinh xong thì gạo, muối được vãi ra sân, đường còn vàng mã thì đem đốt.

Với mâm cúng gia tiên, bạn có thể tùy ý chuẩn bị các món mặn theo khẩu vị quen thuộc của gia đình. Food Review xin gợi ý một số món phù hợp cho mâm cúng gia tiên, dễ thực hiện như chả giò, thịt bò xào, hải sản hấp/chiên, canh măng,... Rượu, chè, bình hoa hay hoa quả vẫn là những đồ lễ bắt buộc phải có. 

Mâm cúng rằm tháng 7 đủ món
Bày trí đẹp mắt cũng thể hiện sự thành tâm của bản thân với gia tiên
Xôi, giò, nem, thịt nướng, canh củ quả là những món ăn quen thuộc trong mâm cỗ ngày rằm

Nói chung, các gia chủ có thể tùy ý biến tấu các món ăn mặn, chay cho mâm cúng Rằm tháng 7 nhưng những nguyên tắc cơ bản vẫn phải được tuân thủ. Miễn là gia đình có sự thành tâm, ông bà, tổ tiên sẽ hài lòng với sự chuẩn bị của bạn. 

 

Đánh giá:  
2.7 / 5  (3 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật