Theo Food Review trông trọt: Từ nhiều năm nay, gia đình ông Huỳnh Biển Chiêu ở TP.Tây Ninh cùng hàng ngàn hộ dân khác tập trung đầu tư trồng trái mãng cầu đặc sản ở dưới chân núi Bà Đen.
Mãng cầu sạch của nhà ông và người dân trong vùng đã nhanh chóng tạo được danh tiếng tại thị trường của nhiều địa phương như TPHCM, Hà Nội.
Với diện tích canh tác 20ha, bình quân mỗi tháng ông có có 30 - 40 tấn mãng cầu cung cấp cho thị trường.
Tuy nhiên, những tháng gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa khó khăn, giá thành giảm khiến ông bị thiệt hại nặng.
Mãng cầu không có đầu ra, ông Chiêu đành để chín rụng gần 70 tấn trái, lỗ gần 3 tỷ đồng.
Cùng với đó, giá bán mãng cầu trên thị trường hiện nay cũng rất thấp. Với giá này, nông dân chắc chắn lỗ vốn nhưng nhiều gì đình vẫn cố gắng bán để vớt vát lại chút vốn.
Hiện giá mãng cầu chỉ đạt 12.000-13.000 đồng/kg, trong khi giá mặt hàng này trước đây là 28.000 đồng/kg.
Không chỉ riêng với nông dân, hiện nay nhiều Hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng đối mặt với không ít khó khăn.
Theo đó, HTX Nông nghiệp mãng cầu Thạnh Tân hiện có 30 thành viên, sản xuất theo quy trình VietGAP với diện tích 100ha. Mỗi tháng HTX này cũng chỉ tiêu thụ được 20 tấn mãng cầu được trồng theo tiêu chuẩn sạch.
Trong khi đó, Công ty CP Natani cũng rơi vào tình cảnh điêu đứng kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Hiện đơn vị này cũng đang cố gắng duy trì đơn hàng với số lượng ít và bán dưới giá thành.
Trước tình hình này, hiện công ty Natani cũng đã phải thu hẹp diện tích sản xuất từ 200ha xuống chỉ 50ha. Đồng thời đơn vị cũng không dám mở rộng thêm hợp đồng liên kết tiêu thụ với nông dân.
Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tây Ninh, việc lưu thông hàng hóa khó khăn không chỉ ảnh hưởng tới mãng cầu mà hàng loạt trái cây khác trên địa bàn tỉnh cũng không có đầu ra.
Hiện nay, tỉnh Tây Ninh còn tồn gần 1.000 tấn trái cây, trong đó có khoảng 170 tấn mãng cầu cần được tiêu thụ.
Trước tình trạng này, ngành Nông nghiệp tỉnh đã thành lập Tổ hỗ trợ tiêu thụ nông sản, cập nhật thông tin hàng hóa để giúp nông dân, doanh nghiệp kết nối thị trường, hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong thời điểm dịch bệnh.