Quýt hôi tự nhiên giúp nông dân kiếm vài chục triệu dịp cận Tết 

Quýt rừng (quýt hôi) không chỉ giúp nông dân vùng bản có một cái Tết ấm no mà còn là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng cho sức khỏe. 

Quýt rừng còn gọi (quýt hôi) là cây mọc tự nhiên ở trong rừng đặc dụng trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, có từ rất lâu đời.

Những ngày cận Tết, trên sườn núi (ở huyện Bá Thước, Thanh Hóa) quýt rừng xum xuê, chín đỏ cành rượp trời. 

Người dân địa phương hối hả mang các vật dụng lên hái mang về chế biến hoặc bán cho các thương lái thu mua. Sản lượng từ quả quýt rừng giúp người dân kiếm vài chục triệu dễ dàng. 

Theo tìm hiểu, quýt rừng là loại cây mọc tự nhiên. Qua thời gian, diện tích quýt ngày càng thu hẹp đến nay chỉ còn lác đác một số cây trong vườn rừng của người dân. 

Chia sẻ từ người dân bản địa cho biết, trước đây chẳng ai quan tâm đến quýt rừng nhưng mấy năm gần đây loại quýt này được thương lái thu mua về làm dược liệu nên liên tục cháy hàng. "Hiện gia đình tôi có khoảng 50 gốc cây, mỗi vụ cho thu nhập 20-30 triệu đồng”.

Nhờ có cây quýt rừng mà năm nào gia đình anh cũng có cái Tết sung túc

Cây quýt rừng thường cho quả từ tháng 11 âm lịch năm trước đến tháng 1 năm sau. Quả quýt có hình dáng nhỏ, lúc chín ngả màu vàng cam, vỏ hơi sần sùi rất dễ bóc. 

Hiện nay, giá quýt rừng được các lái buôn thu mua dao động khoảng từ 15.000-20.000 đồng/kg.

Được biết, được rừng được trồng tập trung tại các xã Ban Công, Thành Lâm, Thành Sơn, Lũng Cao, Cổ Lũng, Lũng Niêm…ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. 

Quýt rừng được chế biến thành trà và các loại sirô trị ho

Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (Từ Liêm - Hà Nội) nhận thấy quả quýt rừng mang lại thu nhập cao cho người dân nên đã nghiên cứu, tìm cách phát triển quýt rừng trên địa bàn. 

Đại diện Viện cho biết, những năm gần đây, nhờ thời tiết thuận lợi và chăm sóc tốt, mỗi năm 1ha quýt có thể cho sản lượng 6 tấn, thu nhập 90 triệu đồng/ha, có một số vườn lãi đến 150-180 triệu đồng/ha. 

Quýt rừng thường được sử dụng làm thuốc trị bệnh, phơi khô để uống vì quả quýt không ngọt nên ít được dùng ăn trực tiếp. Một số công ty còn thu mua quýt rừng để chế biến làm sản phẩm trà quýt. 

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật