Giá thép hôm nay tăng nhẹ
Giá thép ngày 25/8, giao tháng 1/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 16nhân dân tệ lên mức 5.207 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 13h30 (giờ Việt Nam).
Sản lượng thép thô của Việt Nam trong tháng 7 năm nay đã giảm do sự bùng phát của COVID-19, nhưng doanh số bán hàng vẫn bằng tháng trước.
Trong tháng 7, sản lượng thép của Việt Nam giảm 6.48% so với tháng 6 xuống còn khoảng 2.4 triệu tấn, nhưng vẫn tăng 13.8% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu chính thức từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA). Trong khi đó, doanh số bán thép đạt 2.1 triệu tấn, duy trì ổn định từ tháng 6 và tăng 7.4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự thoái lui nhanh chóng của quặng sắt trong những tuần gần đây một lần nữa dẫn đến sự mất trật tự trên thị trường. Theo đó, giá quặng sắt đã giảm 32,1 - 44% kể từ mức cao nhất mọi thời đại đạt được vào ngày 12/5 năm nay.
Theo đó, nguồn cung từ Australia vẫn ổn định khi ảnh hưởng của những gián đoạn liên quan đến thời tiết trước đó giảm dần. Trong khi đó, các lô hàng của Brazil đang bắt đầu có xu hướng cao hơn khi sản lượng của quốc gia này phục hồi sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Đối với Brazil, Kpler dự báo rằng, quốc gia này sẽ xuất khẩu khoảng 30,70 triệu tấn quặng sắt trong tháng 8, tăng từ mức 30,43 triệu tấn trong tháng 7 và khá tương đồng với mức 30,72 triệu tấn của tháng 6.
Ủy ban Chống bán phá giá Australia đã thông báo gia hạn lần thứ năm về báo cáo cuối cùng đối với cuộc điều tra cáo buộc bán phá giá và trợ cấp dây đai thép mạ từ Trung Quốc và Việt Nam. Theo đó, thời hạn phát hành báo cáo cuối cùng được kéo dài đến ngày 26/10/2021.
Thị trường thép phế liệu toàn cầu cho thấy xu hướng đa dạng
Nhìn chung, xuất khẩu nhóm hàng sản phẩm sắt thép các loại trong tháng 7/2021 ở hầu hết các thị trường chủ đạo thì sụt giảm so với tháng 6/2021 nhưng cộng chung cả 7 tháng đầu năm 2021 thì tăng ở hầu hết các thị trường.
Việt Nam
Buôn bán phế liệu nhập khẩu của Việt Nam vẫn còn hạn chế. Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất nặng nề đến Việt Nam. Quốc gia này đã chứng kiến các hoạt động thị trường hạn chế trong một tuần nữa trong khi các chào hàng hầu như không có trong vài tuần qua.
Thổ Nhĩ Kỳ
Các nhà máy Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tích cực đặt mua phế liệu nhập khẩu, nhưng giá giảm. Có khoảng 6 giao dịch hàng hóa nhập khẩu trong suốt tuần.
Nhật Bản
Đấu thầu xuất khẩu phế liệu sắt Kanto Tetsugen hàng tháng của Nhật Bản kết thúc vào ngày 19/8/2021. Tổng cộng 13.000 tấn phế liệu H2 của Nhật Bản đã được trao với mức giá trung bình là 46,646 Yên/tấn (423 USD/tấn) FAS. Mặc dù giá thầu giảm hàng tháng, nhưng mức giá này cao hơn giá thị trường thông thường, điều này cho thấy cơ hội điều chỉnh giá là rất nhỏ đối với thị trường xuất khẩu phế liệu Nhật Bản trong ngắn hạn.
Ấn Độ
Sự chênh lệch về giá thầu và giá chào bán khiến các hoạt động thị trường ở Ấn Độ chậm lại. Bên cạnh đó, giá phôi trong nước điều chỉnh khiến người mua không đặt mua mới phế liệu nhập khẩu. Tuy nhiên, giao dịch dự kiến sẽ tiếp tục vào tuần tới do nguồn cung nguyên liệu trong nước ngày càng khan hiếm hơn.
Trung Quốc
Các giao dịch phế liệu nhập khẩu của Trung Quốc bị hạn chế. Thị trường phế liệu nhập khẩu của Trung Quốc vẫn kém sôi động hơn với việc chào hàng của Nhật Bản ở khá xa tầm với của người mua Trung Quốc. Trong khi đó, giá cước tăng đã khiến người thu mua phế liệu rơi vào tình trạng 'chờ đợi'. Tuy nhiên, chào bán phế liệu của Hàn Quốc ở mức 560 USD/tấn CFR Trung Quốc.