Cập nhật giá cao su thế giới 23/9
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 1/2022 ghi nhận mức 194,5 yen/kg, giảm 5,0% (tương đương 9,5 yen/kg).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su giao kỳ hạn tháng 1/2022 được ghi nhận mức 13.740 nhân dân tệ/tấn. Sàn giao dịch Thượng Hải vẫn nghỉ lễ, không giao dịch.
Giá cao su kỳ hạn tháng 10/2021 trên sàn giao dịch SICOM của Singapore ở 164,6 US cent/kg (+0,1%).
Giá cao su tại Nhật Bản giảm hơn 5% do tâm lý rủi ro toàn cầu bởi lo ngại cuộc khủng hoảng nợ của tập đoàn Evergrande lan ra các thị trường rộng lớn và làm chệch hướng phục hồi từ đại dịch.
Hợp đồng cao su Osaka kỳ hạn tháng 2/2022 đóng cửa giảm 9,5 JPY hay 5,7% xuống 194,5 JPY/kg. Cao su tại Thượng Hải kỳ hạn tháng 1/2022 không được giao dịch do Trung Quốc nghỉ lễ.
Cập nhật giá cao su trong nước hôm nay 20/9
Giá cao su trong nước hôm nay 23/9 giảm nhẹ tại một số địa phương, nhìn chung giá cao su không có nhiều biến động từ đầu tháng 9 đến nay.
Giá mủ cao su tươi hôm nay tại Bình Phước ghi nhận giảm nhẹ so với phiên hôm qua. Hiện các thương lái thu mua giao động từ 308 - 315 đồng/ độ mủ.
Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng (Bình Phước) niêm yết ở mức 325 đồng/độ mủ.
Tại Đắk Lắk, giá mủ chén đầu cũng ghi nhận mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại.
Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu dao động khoảng 333-335 đồng/độ mủ.
Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 8/2021 đang bị ảnh hưởng bởi nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất do nằm trong khu vực phong tỏa, hoặc sản xuất bị ảnh hưởng bởi công nhân nghỉ việc, bị cách ly, sống trong vùng có dịch...
Xây dựng chứng chỉ quốc tế về quản lý bền vững rừng cao su
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn thứ 3 trên thế giới. Cao su hiện cũng là một trong những ngành sản xuất nông, lâm nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam về kim ngạch xuất khẩu.
Đến nay, diện tích cao su của cả nước đạt khoảng 1 triệu ha, với gần 70% diện tích đang cho thu hoạch mủ.
Quản lý rừng bền vững và chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm là những khái niệm mới đối với ngành sản xuất và chế biến các sản phẩm từ cao su. Nhưng thông qua các dự án thí điểm mà Hệ thống chứng chỉ rừng quốc tế (PEFC) và các quốc gia thành viên đã thực hiện với các tổ chức, doanh nghiệp, nhóm hộ tiểu điền trong khu vực Đông Nam Á, đã chứng minh rằng việc thực hiện chứng chỉ này là hoàn toàn khả thi và cần thiết.
PEFC là hệ thống chứng chỉ rừng lớn nhất trên thế giới và là lựa chọn của các chủ rừng nhỏ, với hơn 300 triệu ha trên 49 hệ thống quốc gia đạt tiêu chuẩn bền vững của PEFC.
PEFC đã thí điểm thành công cho các chủ rừng là các công ty, nhờ hợp tác với những cao su tiểu điền ở tất cả các quy mô, PEFC đã áp dụng thành công loại hình chứng nhận theo nhóm, cho phép các hộ tiểu điền phối hợp và triển khai các biện pháp quản lý bền vững cùng nhau.