Phú Yên: Vào chính vụ khai thác Rau câu, ngư dân thu tiền triệu/ngày

Rau câu (có tên khoa học là agar seaweed gelidium) đang vào chính vụ khai thác, giúp ngư dân có thêm thu nhập cao, ổn định cuộc sống. 

Hiện đang vào chính vụ khai thác rau câu quanh đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Năm nay, rau câu nhiều nên ngư dân vô cùng phấn khởi, tranh thủ thu gom. 

Được biết, rau câu này là loài rong biển kết đông thường được phục vụ các món giải khát hàng ngày hoặc dùng trong công nghệ sản xuất bánh kẹo đóng gói. 

Rau câu tại đầm Ô Loan có thể sử dụng trộn gỏi, ăn với rau sống, nấu thạch, thuốc đông dược hoặc đơn giản là nấu nước để giải khát…rất mát cho cơ thể. 

Hiện thương lái đang thu mua rau câu khô với giá cao, từ 6.000-7.000 đồng/kg đối với rau câu vớt từ hồ nuôi tôm hoặc độ trắng của rau câu. Riêng đối với rau câu khai thác tự nhiên có giá 9.000 đồng/kg. 

Theo chia sẻ từ ngư dân ở thôn Phú Tân, xã An Cư, bình quân mỗi ngày, một người có thể thu hoạch được khoảng gần 2 tạ rau câu tươi. 

Số rau câu tươi sẽ được đem đi phơi nắng trong vòng 2 ngày, kết đọng lại được gần 50 kg. “Rau câu năm nay không chỉ cho sản lượng khai thác lớn mà giá bán cũng cao hơn mọi năm” – Ngư dân chia sẻ. 

Được biết, rau câu phơi khô tới đâu thì tiểu thương thu mua tới đó nên ngư dân sống quanh đầm rất phấn khởi. Thậm chí có gia đình, tất cả thành viên đều tập trung thu gom rau câu, nhờ đó nghề khai thác rau câu tại trở nên sôi động hơn. 

Một ngư dân khác nói, “một nhà chỉ cần bỏ ra 3 công, trong đó 2 công vớt, 1 công phơi, nếu siêng năng có thể kiếm được 500.000-600.000 đồng/ngày/người". 

Theo tìm hiểu, rau câu thu hoạch vào chính vụ từ tháng giêng cho đến hết hè. Nghề khai thác rau câu quanh đầm Ô Loan giúp ngư dân có thu nhập khá. 

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, nếu khai thác rau câu với số lượng lớn sẽ làm tăng nguy cơ suy giảm thảm cỏ biển, có thể làm ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của các loài thủy sản. 

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật