Giá cà phê hôm nay 2/8: Ảnh hưởng Covid, giao dịch lên xuống không ổn định

Chuỗi cà phê đã bị đứt gãy nặng nề do dịch bệnh Covid-19 tái đi tái lại cùng với đó là những đợt khủng hoảng vận tải biển.Trong khi hàng từ các nước sản xuất chưa đi được nhiều nay lại thêm nạn tin tặc, tồn kho cà phê tại các nước sản xuất dần vơi... 

Cập nhật giá cà phê hôm nay 2/8

Trên thị trường thế giới, giá cà phê tiếp đà giảm. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 9/2021 được ghi nhận sau khi giảm 5,25% (tương đương 99 USD)tại mức 1.786 USD/tấn. 

Giá cà phê arabica giao tháng 9/2021 tại New York giảm 8,63% (tương đương 16,95 US cent) đạt mức 179,55 US cent/pound tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h (giờ Việt Nam).

Theo Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), tiêu thụ cà phê thế giới trong niên vụ 2020 - 2021 dự kiến tăng 1,9% so với niên vụ 2019 - 2020 đạt 167,2 triệu bao.

Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn 0,8% so với mức 168,5 triệu bao so với thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Với việc nới lỏng các hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19 và triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu, tiêu dùng cà phê thế giới dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.

Trong đó, tiêu thụ ở các nước nhập khẩu được dự kiến tăng 2,3% lên 116,7 triệu bao. Tương tự, tiêu thụ nội địa ở các nước xuất khẩu cũng được dự kiến tăng 1% lên 50,5 triệu bao.

Cán cân cung - cầu cà phê dự kiến sẽ thắt chặt do nguồn cung được dự báo chỉ thấp hơn mức dư cung 3,2% trong niên vụ 2019 - 2020; cao hơn 1,4% so với nhu cầu tiêu thụ trong niên vụ 2020 - 2021.

Tuy nhiên, trong niên vụ cà phê 2021 - 2022, do sự sụt giảm sản lượng dự kiến tại nhiều nước xuất khẩu, cán cân cung - cầu cà phê dự kiến sẽ đảo ngược do nhu cầu của thế giới vượt mức cung hiện tại.

Thông tin thị trường cà phê

Trong quý II/2021, xuất khẩu cà phê tại Colombia, nhà sản xuất cà phê arabica hàng đầu thế giới, bị đình trệ do người dân biểu tình phản đối chính sách cải cách thuế của Chính phủ.

Liên đoàn quốc gia Những người trồng cà phê Colombia (FEDE Cafe) ước tính rằng, gần 85% diện tích cà phê của nước này hiện được trồng bằng các giống kháng bệnh gỉ sắt. Con số này cao hơn nhiều so với chỉ 35% trong niên vụ 2008 - 2009 khi điều kiện thời tiết bất lợi khiến bệnh rỉ sắt sinh sôi, dẫn đến sản lượng bị sụt giảm đến 1/3.

Kể từ đó, sản lượng cà phê của quốc gia này đã tăng khoảng 30%, phần lớn là do chương trình cải tạo thay thế những cây già cỗi, năng suất thấp hơn bằng những giống kháng bệnh gỉ sắt.

Đồng thời, chương trình này cũng làm giảm tuổi trung bình của cây cà phê từ 15 năm xuống 6,9 năm, giúp thúc đẩy năng suất trồng cà phê tại quốc gia này.

Tại Indonesia, nhà sản xuất cà phê robusta lớn thứ ba thế giới, thị trường đã chứng kiến nguồn cung từ vụ thu hoạch mới. Tuy nhiên, lượng cà phê sản xuất chủ yếu phục vụ cho ngành công nghiệp trong nước.

Hiện, Indonesia đang lên kế hoạch đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa bằng cách nhập khẩu từ các nước khác.

Về nhà cung cấp Việt Nam, vụ thu hoạch cà phê năm nay có thể đạt đỉnh điểm trong tháng 11 tới. Hiện tại các công ty đã nhận được rất nhiều đơn hàng do nguồn cung toàn cầu bị đe dọa nghiêm trọng.

Tuy nhiên, ngoài cước vận tải thì điều lo ngại lớn nhất hiện nay còn là tình hình dịch Covid-19. Hiện các tỉnh Tây Nguyên và những vùng trồng cà phê trọng điểm khác đang đối diện với "làn sóng" di cư dân từ các tỉnh phía Nam và TP. Hồ Chí Minh. Vì vậy, để không khiến virus Covid-18 lan rộng hơn thì công tác chống dịch của từng địa phương trước việc tiếp nhận lượng người di cư lớn sẽ rất quan trọng.

Đánh giá:  
5.0 / 5  (1 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật