Trước tiên khi có kế hoạch có con, các cặp vợ chồng cần đi khám sức khoẻ để tổng thể về các bệnh mạn tính, bệnh di truyền, bệnh lây truyền qua đường tình dục, các thuốc đang sử dụng, tiền sử gia đình có bệnh lý di truyền hoặc rối loạn nhiễm sắc thể (hội chứng down…), bệnh máu khó đông, thiếu máu hồng cầu liềm, xơ nang, bệnh tim, khuyết tật ống thần kinh… Ngoài ra các mẹ cũng cần phải tiêm các mũi tiêm cần thiết trước khi mang thai trong thời gian chỉ định của bác sĩ đế phát huy tác dụng tối đa để đảm bảo sức khoẻ tốt nhất khi mang thai bé.
Trước khi quyết định mang thai ít nhất 3 tháng, vợ chồng nên có một kế hoạch giữ gìn sức khỏe. Hai vợ chồng có thể tham khảo một vài hoạt động thể thao tăng cường thể lực cho cả nam và nữ.
Nam giới không nên sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn (thuốc lá, rượu, bia…).
Nữ giới nên tiêm các mũi vacxin dự phòng khi chuẩn bị mang thai:
-
Sởi,quai bị, rubella: tiêm trước khi mang thai ít nhất 3 tháng
-
Thủy đậu: tiêm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng
-
Cúm: tiêm trước khi mang thai 1 tháng
-
Viêm gan B: tiêm đủ ba mũi trước mang thai 7 tháng (mũi hai cách mũi một 1 tháng, mũi 3 cách mũi hai 6 tháng). Nên xét nghiệm trước khi tiêm. Đủ kháng thể không cần tiêm.
Sau đó là việc chuẩn bị cho tâm lý của cả 2 vợ chồng:
- Chú ý đến tinh thần của bạn: Bạn nên có trạng thái tâm lý tốt nhất nếu như muốn thụ thai. Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy lo lắng, buồn, căng thẳng hoặc chán nản, hãy nói chuyện với bạn đời hoặc người thân trong gia đình. Bạn cũng có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý để chia sẻ. Yoga và thiền cũng giúp bạn đánh bại căng thẳng hiệu quả.
-Trang bị kiến thức trước khi mang thai: Tìm kiếm một cuốn cẩm nang, một trang thông tin tổng hợp về quá trình trước, trong và sau khi mang thai, tổng hợp những kinh nghiệm của các ông bố bà mẹ sau sinh. Tham gia vào các nhóm hay lớp học để học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước.
- Lên kế hoạch chuẩn bị: Cần lên kế hoạch chuẩn bị các vấn đề về dinh dưỡng, sức khỏe, tài chính, tiêm phòng trước khi mang thai,… để tạo điều kiện cho quá trình mang thai diễn ra suôn sẻ và thuận lợi hơn.
- Ngăn ngừa stress: Stress trong thời gian mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi nhưng tâm trạng lo lắng, căng thẳng trước khi mang thai là nguyên nhân cản trở việc thụ thai. Để bảo vệ sức khỏe bản thân và em bé thì các cặp vợ chồng cần sắp xếp ổn thỏa cuộc sống hàng ngày, thông cảm, quan tâm, sẻ chia cùng nhau không để tình trạng mất cân bằng về tâm lý hoặc tinh thần bất ổn.
- Suy nghĩ tích cực: Khi mang thai sẽ có rất nhiều biến đổi tâm sinh lý, vì vậy các chị em phụ nữ hãy suy nghĩ lạc quan và tâm niệm chỉ cần kiên trì tập luyện thì cơ thể sẽ phục hồi. Phải chuẩn bị vững và suy nghĩ tích cực thì tâm lý mới ổn định và sẵn sàng cho thời kỳ mang thai thành công sắp đến. Sự căng thẳng sẽ mang lại những ảnh hưởng tiêu cực cho cả mẹ và bé. Khi căng thẳng quá độ, mẹ sẽ bị mệt mỏi còn em bé sinh ra sẽ có khả năng cao gặp phải các biến chứng như nhẹ cân, sinh non, tình trạng sơ sinh thấp và tăng trưởng tử cung kém.
-Chuẩn bị tài chính: Đã qua rồi cái thời “trời sinh voi sinh cỏ”. Giờ đây, khi bạn sinh con nghĩa là bạn phải chuẩn bị tăng gấp đôi chi phí sinh hoạt hàng tháng. Sinh con cần một khoản tiền viện phí. Nuôi con cần tiền bỉm, tiền sữa, tiền quần áo, tiền thăm khám, tiền thuốc men cùng nhiều loại tiền phát sinh khác. Ngay cả khi bé con hoàn toàn khỏe mạnh thì cũng đã có vô số loại chi phí rồi.
Mặt khác, vào thời kỳ thai sản thì trong gia đình đương nhiên mất đi nguồn thu nhập từ người mẹ. Vì vậy, để tránh rơi vào trường hợp “chạy ăn từng bữa”, chật vật gây ra xung đột thì cả hai vợ chồng phải có sự chuẩn bị tài chính trước khi mang thai.
- Hãy nhớ rằng thụ thai luôn cần thời gian
60% các cặp vợ chồng đang cố gắng thụ thai thành công trong vòng ba tháng đầu tiên. 85% thường mất cả năm. Mang thai luôn cần nhiều thời gian, đôi khi mẹ có thể cảm thấy căng thẳng, nhưng hãy cố gắng giữ tinh thần thoải mái nhất và tiếp tục tận hưởng cuộc sống. Tin mình đi, mẹ sẽ chả còn được thoải mái lâu nữa đâu.
Mẹ nên chuẩn bị tâm lí thật tốt trong quá trình chuẩn bị mang thai. Chuẩn bị mang thai không chỉ là chuẩn bị về mặt thể chất, mà tinh thần cũng quan trong. Đôi khi mẹ sẽ thấy hồi hộp, lo lắng, hoặc thậm chí là căng thẳng hay chán nản. Nhưng mẹ à, kể cả khi mẹ có sốt ruột hàng giờ hàng ngày thì cũng không giúp quá trình thụ thai diễn ra nhanh hơn được đâu nè. Lúc này, việc cần làm chính là chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai thật tốt vì điều đó sẽ giúp mẹ “đối phó” với những thay đổi tự nhiên khác nhau xảy ra trong thai kỳ.