Tâm lý của mẹ khi mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi như thế nào?

Nhiều mẹ bầu phải đối mặt với những căng thẳng tâm lý do sự thay đổi khi mang thai cùng với nỗi lo cho sự phát triển của con. Thế nhưng, “mẹ khỏe, con vui” và ngược lại. Có thể mẹ không biết nhưng tâm lý mẹ bầu sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến thai nhi

Từ trong bào thai em bé của bạn đã tiếp xúc và phản ứng lại với mọi thứ bạn trải qua. Điều này bao gồm âm thanh trong môi trường, không khí bạn hít thở, thức ăn bạn ăn và cả cảm xúc bạn cảm nhận. Khi bạn cảm thấy vui lúc chồng đi làm về, hoặc khi con nghe thấy tiếng bố, bạn có để ý rằng con cũng sẽ phản ứng lại bằng những cử động trong tử cung.

Tâm lý bất ổn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của cả mẹ và thai nhi. Những bà bầu bị stress sẽ có thể kèm theo những biểu hiện như đau ngực, đau tim, đau đầu, rối loạn nhịp thở, tim đập nhanh, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, giảm thị lực, tăng nguy cơ cao huyết áp,...

Ảnh hưởng đến thần kinh, tính cách: Phụ nữ mang thai bị stress dễ dẫn đến rối loạn giấc ngủ, hay quên, không tập trung,... Hơn nữa, họ thường lo lắng quá mức, sợ hãi, đôi khi có cảm giác thất vọng về bản thân, giận dữ, khóc nhiều hơn,… vì cảm giác quá mệt mỏi. Đặc biệt hơn, nhiều trường hợp thai phụ thường muốn thu mình lại, ngại giao tiếp xã hội. 

Nguy cơ gây sinh non: Phụ nữ bị Stress khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ sinh non trong những tháng cuối của thai kỳ. 

Rối loạn ăn uống: Căng thẳng kéo dài khiến mẹ bầu gặp phải rối loạn ăn uống. Một số trường hợp ăn uống không kiểm soát và cũng có trường hợp lại bỏ bữa, ngán ăn,… những thói quen này có thể dẫn đến một số bệnh như đau dạ dày hay viêm đường ruột và viêm ruột kích thích.

Mẹ hay căng thẳng, lo lắng - Con phải đối mặt với nhiều nguy cơ

-  Ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu mẹ bị suy sụp tinh thần thì quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi cũng không thuận lợi, khiến con không có đủ chất dinh dưỡng để phát triển, nhất là phát triển não.

-   Trẻ có nguy cơ tăng động cao

Khi mẹ bầu bị căng thẳng, cơ thể liên tiếp sản sinh ra cortisol và dolpamine - hai loại hormone gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Đáng nói là hai loại hormone này có thể “truyền” qua cho thai nhi thông qua nhau thai, khiến hệ thần kinh của trẻ không được ổn định và tăng nguy cơ mắc chứng tăng động

Mẹ bầu căng thẳng ảnh hưởng không tốt đến thai nhi (ảnh minh hoạ)

 

-  Ảnh hưởng khả năng ngôn ngữ của trẻ

Điều đáng buồn là có tới 15% trẻ em có mẹ gặp vấn đề tâm lý trong thời gian mang thai gặp các vấn đề về khả năng ngôn ngữ, và biểu hiện thường gặp là chậm nói.

-    Ảnh hưởng tính cách trẻ

Tâm trạng của mẹ bầu trong 9 tháng mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển mà còn “góp phần” hình thành tính cách của trẻ. Do đó, những mẹ bầu thường xuyên cáu gắt cũng sinh con dễ nổi giận,.....

Có giả thiết cho rằng trạng thái tâm lý của mẹ góp phần định hình kiểu tâm thần kinh và hành vi của con từ trong bào thai. Một số nghiên cứu đã chỉ ra kiểu ngủ, chuyển động và hoạt động của thai bị ảnh hưởng bởi tình trạng tâm lý của mẹ. Điều này gợi ý rằng tâm trạng của mẹ có tác động lên sự phát triển của hệ thần kinh trung ương thai nhi. Tuy nhiên từ những dữ liệu hiện có, vẫn còn tranh cãi rằng liệu trạng thái tâm lý của thai phụ có ảnh hưởng đến sự định hình hành vi, tâm thần kinh của trẻ từ giai đoạn mang thai hay không.

Mẹ vui lên đi, bé con sẽ lạc quan và hay cười!

Như vậy, sức khỏe và tính cách thai nhi phụ thuộc khá nhiều vào tâm lý và tâm trạng của mẹ. Vì thế, các mẹ bầu hãy cố gắng giữ tinh thần thật thoải mái và luôn vui vẻ bằng những “bí kíp” sau đây nhé.

-   Hãy nhìn nhận khác đi

Một số mẹ bầu bị “ám ảnh” bởi những thay đổi của cơ thể như: tăng cân, da sạm đi, xuất hiện những vết rạn,...Mẹ hãy học cách “yêu” chính những điểm khác biệt đó, vì nó là biểu hiện cho thời kỳ thiêng liêng nhất của người phụ nữ hoặc ngó lơ chúng.

Mẹ hãy yêu chính những thay đổi cơ thể khi mang thai( Ảnh minh họa)

 

-   Ăn đúng cách và tận hưởng

Hãy tận hưởng những món ăn mà mẹ yêu thích, chỉ cần đảm bảo là nó có lợi cho sức khỏe và đủ dinh dưỡng. Nên nhớ rằng chỉ khi cơ thể mẹ khỏe mạnh thì mới có đủ chất để nuôi thai nhi phát triển tốt. Đây là một điều mang lại lợi ích cho cả mẹ và bé!

-   Làm những việc mình yêu thích

Mỗi người đều có những sở thích riêng. Đừng ngần ngại mà sống thoải mái với những sở thích đó. Điều đó sẽ giúp mẹ bầu phấn chấn và tự tin hơn, còn gì tuyệt vời hơn là được làm những việc mình yêu thích?

Mẹ bầu vui vẻ, con mới “hay cười” ( Ảnh minh họa)

-  Trò chuyện nhiều hơn

Nếu như mẹ bầu có những nỗi lo hay điều băn khoăn trong lòng, hãy chia sẻ, đừng giữ nó một mình. Có thể là chồng, là mẹ, là bạn bè...là bất cứ ai mà bạn tin tưởng và sẵn sàng lắng nghe bạn tâm sự. Chia sẻ nhiều hơn cũng là một cách để giải tỏa những lo lắng và tích cực hơn.

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật