Theo đó, vải thiều là cây trồng chủ lực của tỉnh Bắc Giang, mỗi năm sản lượng đạt khoảng 120-200 nghìn tấn, lớn nhất trên toàn quốc.
Năm nay, bà con nông dân tỉnh trúng đậm mùa vải thiều, đạt sản lượng lớn nhất từ trước tới nay, nhờ áp dụng chuyển đổi số từ sản xuất cho tới tiêu thụ.
Cụ thể, tổng sản lượng vải thiều tiêu thụ đạt 215.852 tấn. Tổng doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ ước đạt 6.821 tỷ đồng.
Để đạt được số liệu trên, từ đầu vụ, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức kiểm tra, đánh giá, giám sát tất cả các mã số vùng trồng hiện có, cấp mã số vùng trồng mới, kết hợp mã số cơ sở đóng gói, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho việc xuất khẩu vải thiều.
Do đó, với mỗi mã số vùng trồng, vải thiều của tỉnh Bắc Giang sẽ đáp ứng từng thị trường xuất khẩu khác nhau. Bao gồm các nước lớn như: thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Úc.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các nhà vườn phối hợp cùng các chuyên gia tỉnh đã chủ động xây dựng phương án tiêu thụ vải thiều phù hợp với cấp độ, diễn biến của dịch Covid-19, phù hợp với từng thị trường, từng kênh phân phối, tiêu thụ.
Thêm vào đó, trong giai đoạn giãn cách xã hội kéo dài, Bắc Giang cũng đã đẩy mạnh tiêu thụ loại quả đặc sản này trên nền tảng online, mở gian hàng trên các sàn thương điện tử, tìm đầu ra cho sản phẩm vải thiều.
Nhờ đó, với gần 1 triệu đơn hàng cho 9.000 tấn vải, đã được tiêu thụ qua các sàn điện tử đến tay người tiêu dùng một cách dễ dàng hơn.
Từ những thành công của vụ vải thiều, cho thấy việc chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp là nhiệm vụ tất yếu. Xác định phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng thông minh, chính xác, tăng tỷ trọng nông nghiệp số trong nền kinh tế.