Những bí quyết để gia đình hoà thuận trong những ngày giãn cách xã hội

Những ngày giãn cách xã hội là khoảng thời gian hầu hết các thành viên trong gia đình đều ở nhà. Đây là dịch để gắn kết mối quan hệ, nhưng cũng không ít những vấn đề mâu thuẫn có thể xảy ra. Vì vậy mọi người cần phải khéo léo trong cách ứng xử, để những ngày ở nhà không cảm thấy nặng nề, căng thẳng.

Phải làm sao để các thành viên cùng vui vẻ trong mùa dịch? Có thể nói, với các gia đình đông thành viên thì quả thật rất khó để có thể hạn chế tranh cãi khi chúng ta ở nhà toàn thời gian và nhìn mặt nhau suốt ngày. Tuy nhiên, bạn có thể khiến cuộc sống “dễ thở” hơn bằng một số bí quyết đơn giản dưới đây:

Hãy thẳng thắn trao đổi về nếp sống của mình

Mỗi người sẽ có thói quen sinh hoạt khác nhau. Có người thích dậy thật sớm nhưng cũng có người vì tính chất công việc nên thường xuyên thức khuya, cần dậy trễ hơn để phục hồi năng lượng. Để tránh tranh cãi, mâu thuẫn, tốt nhất ngay từ đầu bạn nên chia sẻ với người thân trong gia đình về thói quen và nếp sống của mình. Nếu có thể, bạn hãy nói cả lý do tại sao mình lại xây dựng nếp sống như vậy để các thành viên khác hiểu và thông cảm cho mình, tôn trọng giờ giấc sinh hoạt của mình bạn nhé.

Để cuộc nói chuyện diễn ra suôn sẻ hơn, không có quá nhiều xung đột hay tranh cãi khi nói chuyện, bạn có thể áp dụng một số bí quyết như:

  • Chọn thời gian phù hợp với tất cả mọi người. Bạn nên tránh nói chuyện khi mệt mỏi, đang bận tâm về một vấn đề khác hoặc đang quá căng thẳng.

  • Suy nghĩ về những gì bạn muốn nói trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện. Ví dụ, bạn có thể liệt kê những điểm quan trọng nhất đối với bạn hoặc bất kỳ vấn đề nào đang khiến bạn cảm thấy khó chịu khi sống chung với mọi người.

  • Đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong gia đình đều có thời gian  để chia sẻ suy nghĩ của riêng mình và đặt câu hỏi.

  • Khi đến lượt một thành viên khác nói chuyện, hãy tích cực lắng nghe và yêu cầu làm rõ bất cứ điều gì bạn chưa hiểu.

Tôn trọng không gian chung

Khi bạn sống một mình, tất cả không gian trong nhà đều thuộc về bạn. Bạn có thể làm mọi thứ bạn thích. Tuy nhiên, nếu bạn sống cùng các thành viên khác, nhà bếp hay phòng khách, nhà vệ sinh chung là những không gian chung mà bạn cần tôn trọng. Việc thoải mái làm ồn ở phòng khách hay bày bừa ở nhà vệ sinh có thể làm mọi người cảm thấy khó chịu khi sống chung với bạn, từ đó dẫn đến tranh cãi, bất hòa.

Do đó, những khu vực sinh hoạt chung, bạn nên chú ý giữ gìn vệ sinh hơn, không làm ồn, chủ động dọn dẹp,… để tránh ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình.

Cùng nhau vào bếp

Thời điểm này cũng khiến cho nhiều người phát huy tài năng bếp núc, trở thành đầu bếp gia đình. 

Trước có thể chúng ta thường ra ngoài ăn lẩu, nướng, vậy tại sao giờ chúng ta không tự làm ở nhà, hoặc làm lại những món ăn tuổi thơ để con cái được trải nghiệm. Thời gian cùng nhau vào bếp sẽ sẻ chia được tình cảm gia đình.

Hỗ trợ nhau giải quyết công việc nhà

Một trong những vấn đề thường xuyên gây tranh cãi khi sống chung chính là công việc nhà ai làm. Tốt nhất bạn nên trao đổi thật kỹ về việc phân công rõ ràng, ai sẽ làm những công việc nhà nào, làm trong thời gian nào. Điều này giúp bạn tránh được mâu thuẫn, xích mích không đáng có khi cảm thấy mình phải làm việc nhà quá nhiều. Hơn nữa, việc chia sẻ cụ thể thời gian nào sẽ giúp bạn tránh được những câu hỏi như “Tại sao vẫn chưa dọn dẹp nhà cửa?”, “Sao ăn xong vẫn không rửa bát?”,…

Không nên dồn hết việc nhà lên vai người phụ nữ, người chồng hãy cũng chia sẻ công việc với vợ, con cái cũng có thể giúp bố mẹ những công việc vặt. Đôi khi có những hoạt động từ lâu chúng ta chưa cùng nhau làm thì hãy thử như tổng vệ sinh nhà cửa chẳng hạn, sẽ có rất nhiều công việc để phân công.

Thống nhất các khoản phí sinh hoạt chung

Các khoản sinh hoạt chung là một trong những lý do khiến chúng ta dễ gây tranh cãi với nhau nhất. Ai sẽ phải trả tiền thuê nhà? Tiền điện, tiền nước, tiền wifi và truyền hình cáp thuộc về trách nhiệm của ai? Hãy làm rõ các vấn đề này để các thành viên cảm thấy thoải mái khi chung sống bạn nhé.

Nhờ sự trợ giúp của các thành viên khác trong gia đình

Nếu bạn phải vừa làm việc vừa chăm con, bạn có thể nhờ sự trợ giúp của các thành viên khác như ông bà để mắt đến trẻ trong lúc bạn làm việc. Như vậy bạn sẽ dễ dàng tập trung làm việc hơn và làm việc hiệu quả hơn.

Cả nhà thưởng thức công việc làm vườn theo mùa. Các bé nhỏ có thể giúp bạn trồng cây và chăm sóc vườn, trong khi trẻ lớn có thể quét lá cây thành một đống và nô đùa với nhau.

Vui chơi các hoạt động tập thể

Các thành viên có thể cùng nhau chơi trò chơi, thực hiện những trò tập thể tuổi thơ như: cờ cá ngựa, banh đũa, ghép hình, tô màu trí tuệ... hoặc các trò chơi vận động phạm vi trong nhà, vừa nâng cao thể lực và vận dụng trí não trong những ngày ở nhà

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật