Bước vào giai đoạn ăn dặm, người mẹ nào cũng vô cùng bỡ ngỡ. Cũng là 1 người mẹ, chị Cơ sinh sống tại Hà Nội cũng lên mạng tìm hiểu về ăn dặm. Chị cho biết, trước tiên mẹ nên tìm hiểu kĩ và chọn được phương pháp ăn dặm thích hợp cho con và hoàn cảnh gia đình của mình. Muốn bé ăn ngoan, ăn giỏi đều phải trải qua một quá trình dài chứ không phải một hai ngày là như ý được nên mẹ phải vô cùng “kiên nhẫn“.
Chắc chắn rằng bé sẽ không tránh khỏi các thể loại biếng ăn, nhè, phun, ngậm miệng, không tập trung, đòi ra khỏi ghế.. chưa kể sẽ có nhiều ý kiến như: "Sao để con khóc thế", “Phải xay mịn ra chứ không lại hại bao tử, hại dạ dày? “, “Nhạt thế này nó không chịu ăn là phải! ”, “Ăn toàn rau củ thế này thì sao đủ chất? “
Chính vì thế, nếu đã theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật bạn cần phải kiên nhẫn. Ở tháng đầu, bé ăn hoàn toàn theo kiểu Nhật, tức tách riêng từng món. Các món bé sẽ được ăn là cháo, đồ ăn là rau củ, ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc. Tháng đầu bé ăn chay hoàn toàn, ngày một bữa vào buổi sáng (9h30-10h), uống sữa sau 5-10 phút.
Ngày thứ 1, thứ 2 và thứ 3. Ăn dặm kiểu Nhật sẽ bắt đầu bằng cháo rây, chứ bé không ăn bột như phương pháp truyền thống. Cách nấu cháo theo tỉ lệ 1:10, tức là đong 1 muỗng gạo với 10 muỗng nước. Nhưng chỉ áp dụng khi nấu nồi bear hoặc nồi cơm điện. Mẹ nấu bằng nồi thường phải cho nhiều nước hơn vì nước bay hơi mau cạn, nấu tới khi mềm nhừ là được, cạn nước mà chưa nhừ thì cho thêm. Khi nấu nồi cơm điện nên ngâm gạo trước 15-20 phút cho cháo nhừ hơn (nhất là đối với các bé mới ăn. Cứ nấu trước một lần xem như nào và điều chỉnh ở những lần sau. Nhiều khi do gạo nở nhiều và nở ít. Sau khi nấu xong sẽ rây lại mịn. Nếu vẫn thấy đặc thì bạn cho vào chút nước sôi, độ sệt lúc này chỉ đặc hơn sữa một chút. Lúc này chỉ là cho bé làm quen nên mình lấy tầm 5-7ml ( tương đương 4-5 thìa ăn nhỏ của bé )
Ngày 2,3 thì bạn vẫn cho làm quen vs cháo như ngày đầu nhưng lượng cháo sẽ tăng lên một chút tầm khoảng 7-8ml rồi 10-15ml.
Đến ngày thứ 4 thì bạn có thể cho thêm món cà rốt nghiền trộn với dashi. Dashi nấu sẵn trữ đông, tới bữa bé ăn bạn lấy ra hấp cách thuỷ. Cà rốt thái vài lát nhỏ hấp chung với dashi luôn. Cà rốt chín bạn nghiền trước rồi rây lại thì rất mịn, thêm dashi vào nữa là được.
Đến ngày thứ 5, bạn có thể cho đặc hơn 1 tẹo. Bạn nên rây kỹ thì sẽ được mịn hơn. Bạn lấy bí đao hấp chín, dùng chày cối giã nhuyễn, rồi rây lại, trộn với Dashi.
Từ ngày thứ 6 trở đi, cháo rây 1:10, bạn trộn ít bột sấy lạnh kale, trộn lên. Cà rốt hấp chín, nghiền rây cho mịn, trộn thêm dashi là xong.
Food Review sẽ gợi ý cho bạn 1 số thực đơn ăn dặm khi bé 6 tháng tuổi.
Sang tháng thứ 7 bạn mới bổ sung đạm cho bé, như bắt đầu từ thịt cá trắng, thịt gà, đậu hủ, lòng đỏ trứng, thịt heo.. thịt bò và hải sản nếu gia đình không có tiền xử dị ứng thì bé vẫn ăn đươc (tuần 1-2 lần). Để đỡ vất vả hơn, bạn có thể ngày nào nhà nấu món gì bé mình sẽ ăn theo món đó. Vì tháng đầu bé ăn lượng rất ít, nấu một lần chắc chắn sẽ dư nên bạn có thể nấu cháo dư trữ cho một tuần.
Mỗi bữa bé ăn, bạn chỉ lấy cháo ra rã đông, dashi rã đông. Rau củ thì nhà có gì mình lấy hấp mới cho bé. Nếu hấp nhưng vẫn dư thì rau củ dư đó mình nghiền sẵn và trữ đông luôn, cho bữa sau. Lúc này, gia vị chính của bé luôn là Dashi. Về cách rã đông, bạn có thể lấy ra hấp cách thuỷ, ngoài ra các mẹ cũng có thể quay lo vi sóng, hoặc đem ra ngăn mát trước một đêm.