Giá xăng dầu thế giới tăng mạnh
Giá xăng dầu ngày 12/9, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng lên mức 1,27% lên mức 70,69 USD/thùng vào lúc 7h30 (giờ Việt Nam). Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 11 cũng tăng nhẹ lên mức 73,12 USD/thùng.
Tổng cục Dự trữ hàng chiến lược và thực phẩm quốc gia Trung Quốc (NFSRA) thông báo đã xuất kho dầu dự trữ chiến lược quốc gia nhằm hạ giá loại năng lượng này.
Động thái được được thực hiện trong bối cảnh chi phí nhiên liệu tại nước này tăng cao thời gian gần đây, không chỉ là giá dầu mỏ, mà còn cả than đá và khí đốt. Cùng lúc, thiếu hụt điện năng tại một số tỉnh cũng đã khiến nhiều nhà máy phải cắt giảm sản lượng, thu hẹp sản xuất.
NFSRA cho biết nước này đã tận dụng nguồn dầu dự trữ của mình để “giảm bớt áp lực giá nguyên liệu tăng”. Thông báo không đưa ra các chi tiết cụ thể hơn, nhưng một số nguồn thạo tin cho biết thông báo đề cập đến hàng triệu thùng dầu mà Chính phủ đã cung cấp ra thị trường vào giữa tháng 7.
Lạm phát tại nước này cũng đang tăng nhanh – là một vấn đề mang tính chính trị gây “đau đầu” cho các nhà lãnh đạo nước này.
Tháng trước, doanh số bán nhiên liệu của Ấn Độ đã tăng trở lại, trong khi mức tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu của Mỹ cũng đạt mức cao kỷ lục. IHS Markit cho biết, nhu cầu xăng dầu tại châu Âu còn đạt đỉnh 10 năm.
Mức tiêu thụ năng lượng tại các nền kinh tế lớn cải thiện còn giúp giá dầu thô đi lên. Tính từ đầu năm đến nay, giá dầu thô đã tăng khoảng 40%, là một chuyển biến đáng khích lệ so với cú sốc hồi đầu năm ngoái. Do đó, OPEC+ đã quyết định sẽ tiếp tục bơm thêm 400.000 thùng dầu/ngày trong tháng 9.
Ở Ấn Độ, hoạt động vận tải và xây dựng thường chững lại trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 9 do gió mùa, khiến nhu cầu dầu diesel bị kìm hãm. Tuy nhiên, doanh số bán diesel sẽ tăng trở lại vào thời điểm cuối năm, khi vụ thu hoạch và mùa lễ hội tới.
Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. Trong thập kỷ vừa qua, nước này đã xây dựng được những kho dự trữ hàng hóa khổng lồ. Những kho dự trữ chiến lược của Trung Quốc, được gọi là SPR, có mục đích khác so với các kho dự trữ ở Mỹ và Châu Âu – chỉ được sử dụng trong thời gian nguồn cung cấp bị ngừng lại hoặc trong chiến tranh. Còn Trung Quốc đang đánh tín hiệu rằng họ sẵn sàng sử dụng hàng dự trữ của mình với mục đích tác động đến thị trường (làm giảm giá dầu).
Bob McNally - cựu cố vấn chính sách cấp cao của Nhà Trắng và là người hiện đang điều hành Rapidan Energy Group, một công ty tư vấn ở Washington - cho biết: “Đó là một tuyên bố khá rõ ràng về ý định sử dụng SPR để giảm giá dầu cho các nhà máy lọc dầu trong nước”.
Việc cả Bắc Kinh và Washington cùng hành động trong một thời điểm với mục đích giống nhau cho thấy hai quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới này đều coi ngưỡng 70 - 75 USD/thùng là lằn ranh đỏ đối với giá dầu.
Theo trưởng bộ phận phân tích dầu mỏ tại công ty tư vấn FGE, các nhà máy lọc dầu ở Ấn Độ "khó có thể" gia tăng sản lượng trong tháng 9 khi mà họ còn phải vật lộn để xử lý hết lượng diesel dư thừa trước đó.
Dù vậy, ông Kumaran dự báo một bước ngoặt có thể đến vào khoảng tháng 10, giúp Ấn Độ nâng sản lượng sản phẩm dầu mỏ lên trên 5 triệu thùng/ngày vào cuối năm.
Giá xăng dầu trong nước tăng trở lại vượt 20.000 đồng/lít, chiều 10/9, liên Bộ Tài chính - Công Thương quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ 15 ngày/lần.
Theo đó, xăng E5 RON 92 tăng 252 đồng/lít, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 20.143 đồng/lít. Giá xăng RON 95 được điều chỉnh tăng 266 đồng/lít, giá bán lẻ tối đa là 21.397 đồng/lít.