Mách các mẹ mẹo dỗ bé ngủ ngon giấc

Thực tế cho thấy không ít mẹ gặp khó khăn khi cho bé ngủ, nhất là những ai lần đầu làm mẹ. Nguyên nhân do bé mới sinh nên đồng hồ sinh học của bé chưa phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần có thời gian để hiểu về thời gian ngủ của bé, cơ thể bé.

Các bà, các mẹ thường có thói quen bế bé trên tay hát ru và đu đưa cho bé ngủ, đây là kinh nghiệm đã được truyền lại từ nhiều đời. Tuy nhiên, điều này lại dễ hình thành thói quen bế ngủ ở trẻ, nghĩa là bé chỉ ngủ khi được bế trên tay, hễ cứ đặt xuống giường là bé sẽ giật mình, tỉnh giấc và quấy khóc. Vậy đâu sẽ là những cách tối ưu nhất để dỗ bé vào giấc ngủ sâu mà lại khiến mẹ thoải mái, nhàn nhã nhất: 

Quấn tã/ ủ kén cho bé

Phản xạ này giúp bảo vệ bé trong giai đoạn đầu phát triển. Nó gần giống như một báo động được kích hoạt bởi bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào: tiếng ồn lớn, cái chạm bất ngờ,… Việc quấn tã đã được chứng minh là giúp làm dịu đáng kể khi bé có phản xạ Moro. Quấn tã giữ cho cánh tay và chân của bé nằm sát cơ thể. Vì vậy chúng giữ nguyên vị trí cho đến khi em bé bình tĩnh lại.

Lợi ích khi quấn tã để trẻ sơ sinh ngủ ngoan hơn

Quấn tã là một trong những cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ hiệu quả nhất trong những tháng đầu của bé. Cách này giúp bé không bị giật mình khi thức dậy vào ban đêm. Nó tạo cảm giác như bé đang được ôm. Vì vậy, khi đặt bé xuống cũi/ nôi, bé vẫn có thể ngủ lâu hơn. Nó cũng giống như cảm giác như bé đang nằm trong tử cung. Một phần lý do khiến trẻ sơ sinh ngủ nhiều là vì bé mới trải qua 9 tháng chủ yếu ngủ trong bụng mẹ. Việc quấn tã sẽ mô phỏng một nơi ấm áp, quen thuộc đó.

Lưu ý khi quấn tã cho bé

Quấn tã là quấn trẻ sơ sinh trong miếng tã vải để giữ cho tay và chân bé không quờ quạng. Điều này làm cho bé cảm thấy an toàn và ngủ tốt hơn. Mẹ có thể mua một chiếc chăn quấn đặc biệt được thiết kế chuyên để quấn. Nhưng hạn chế quấn tã nếu bé trên 2 tháng tuổi hoặc khi bé có thể tự lăn. Lúc này, việc quấn tã có thể làm tăng nguy cơ SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh) nếu em bé quấn tã nằm sấp.

Khi quấn tã, mẹ hãy cho bé đủ chỗ để chân tay bé cử động. Nếu quấn quá chặt có thể ảnh hưởng đến xương hông. Ngoài ra, mẹ hãy chú ý quấn tã cho bé nếu thời tiết ấm áp hoặc nóng. Sử dụng chất liệu vải dày có thể khiến bé nóng. Thay vào đó hãy dùng loại mỏng nhẹ hơn để quấn tã cho bé mẹ nhé. Quấn tã đúng cách cũng là một cách dỗ trẻ ngủ ngon rất hiệu quả cho mẹ.

Dạy bé phân biệt giữa ngày và đêm

Vài bé sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ. Bạn có thể nhận biết điều này khi nhận thấy bé quẫy  đạp trong bụng mẹ nhiều hơn vào ban đêm. Khi chào đời, bé cũng vẫn duy trì thói quen này và làm mẹ mệt mỏi vì không chịu ngủ khi mẹ đã ríu mắt rồi. Trong vài ngày đầu sau sinh, bạn không thể thay đổi bé ngay được mà chỉ có thể bắt đầu dạy bé khi bé đã được hai tuần tuổi.

Ban ngày, khi bé còn thức:
- Chơi với bé càng nhiều càng tốt.
- Nói chuyện và hát cho bé nghe khi cho bú các cữ ban ngày.
- Đảm bảo phòng ngủ nhiều ánh sáng vào ban ngày.
- Không cần “cắt đứt” mọi tiếng ồn thông thường vào ban ngày, như tiếng tivi, radio, máy giặt…
- Nếu đang bú mà bé thiu thiu ngủ thì nhẹ nhàng đánh thức bé dậy.

Ban đêm:
- Giữ yên lặng và nói khẽ khi cho bé bú cữ đêm.
- Giữ phòng tối (có thể để đèn ngủ ánh sáng dịu) và yên tĩnh, không trò chuyện  với bé nhiều.
  Cần phải dạy bé nhận biết ban đêm là lúc ngủ ngay từ khi bé được hai tuần tuổi, đừng để quá muộn. 

Chơi đùa cùng con

Vào buổi tối, bạn cho bé chơi các hoạt động thư giãn để thoải mái hơn cũng là cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ hay dỗ trẻ nhỏ ngủ đơn giản. Đây cũng là khoảng thời gian thách thức với bố mẹ vì vừa bận công việc riêng vừa muốn chơi với con. Tuy nhiên, bạn cũng nên dành vài giờ trước khi ngủ để chơi đùa, cưng nựng con, tắm hoặc cho con bú.

Bạn hãy hình thành những thói quen trước giờ ngủ cho bé và duy trì theo đúng trình tự vào mỗi tối. Cả bố và mẹ đều có thể làm việc riêng của mình vào buổi tối để con không quá phụ thuộc.

Cho bé nằm khi còn thức

Để con cảm thấy buồn ngủ, bạn cho bé nằm vào giường hoặc nôi rồi dỗ con, như vây bé sẽ nhanh đi vào giấc ngủ hơn. Bạn tránh ôm bé vào lòng và đu đưa vì khi đặt vào nôi, bé có thể sẽ giật mình thức giấc.

Massage chân tay để dỗ bé ngủ ngon

 

Xoa chân tay, lưng… nhẹ nhàng cũng là một cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh nhất. Tư thế ngủ tốt nhất cho con là nằm ngửa. Nếu bé trở nên cáu kỉnh, khó chịu, mẹ đừng vội bế lên mà hãy dỗ nhẹ nhàng, vuốt ve để bé ngủ lại. Chỉ cần theo dõi thói quen ngủ của con, bố mẹ sẽ biết bé tại sao bé cáu kỉnh mà nguyên nhân không phải là do tã ướt, nhiệt độ phòng quá nóng hay con đang đói.

Tránh giao tiếp bằng mắt

Nghe có vẻ hơi lạ, nhưng đó là sự thật. Giao tiếp bằng mắt trong khoảng thời gian dài với bé, cười với bé có thể tạo ra sự kích thích với trẻ sơ sinh. Vì vậy mẹ hãy tránh điều này trước khi cho bé đi ngủ và trong khi cho bé ăn đêm. Khi mẹ cho bé ăn vào giữa đêm, điều quan trọng là giữ cho bé bình tĩnh và không bị kích thích nhất có thể. Đây là một trong những cách tốt nhất mẹ có thể làm để dỗ trẻ ngủ đêm. 

Mặc dù mẹ có thể đang làm tất cả những điều đúng đắn để tạo không gian ngủ cho bé: giữ cho căn phòng tối, sử dụng tiếng ồn trắng,… Mẹ nên chú ý đến hành động và sự hiện diện của chính mình. Chỉ cần một ánh mắt ngắn ngủi hoặc sự phấn khích trong giọng nói của mẹ có thể là một tín hiệu cho bé biết rằng đó là giờ chơi. Tránh giao tiếp bằng mắt và nói chuyện với bé bằng giọng điệu vừa phải để bé biết rằng đây vẫn còn thời gian để ngủ chứ không phải để chơi, mẹ nhé. Từ đó giúp dỗ trẻ ngủ nhanh nhất.

Chuẩn bị giấc ngủ cho trẻ

Việc chuẩn bị tốt giấc ngủ cho trẻ rất quan trọng để giúp trẻ ngủ ngoan và sâu giấc. Có 7 bước chuẩn bị như sau:

  1. Cho trẻ ăn no trước khi đi ngủ: Cần đảm bảo trẻ đã được ăn no để lại trừ nguyên nhân do ăn uống khiến trẻ “mất ngủ” trong đêm.

  2. Tạo không khí bình yên giúp trẻ đến với giấc ngủ.

  3. Cho trẻ ngủ sớm: cho trẻ ngủ vào khoảng 8 giờ tối để tạo thành nếp tốt, thuận lợi cho trẻ khi đến tuổi đi học.

  4. Dỗ giấc ngủ cho trẻ theo từng độ tuổi.

  5. Tránh tạo sự kích thích quá mức lên giác quan khi cho trẻ ngủ: không gian yên tĩnh, thoáng mát với ánh sáng và bày trí nhẹ sẽ tạo sự bình yên giúp hệ thần kinh trẻ được ổn định khi ngủ.

  6. Sắp xếp giường ngủ cho trẻ với chăn và gối thật êm: Trẻ sẽ được ngủ trong môi trường mềm mại, êm ái và cảm giác an toàn như trong bụng mẹ đồng thời giúp giữ ấm cho trẻ suốt đêm, đó cũng là vật cản giúp trẻ không bị rơi xuống đất trong quá trình “xoay chuyển” khi ngủ.

  7. Tạo sự thoải mái cho bé trước khi đi ngủ: Phụ huynh cần đặt trẻ vào không gian có ánh sáng mờ và nhiệt độ phù hợp, tắt tivi và giảm âm lượng nhạc, điện thoại để tạo sự thoải mái cho trẻ.

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật