Giá thép xây dựng hôm nay 14/9: Giá thép, giá quặng sắt đồng loạt giảm 

Giá thép xây dựng hôm nay tiếp tục giảm. Trung Quốc nỗ lực để phát triển sản xuất theo hướng “xanh” bằng cách thiết lập các hệ thống giám sát quá trình tiêu thụ năng lượng.

Giá thép hôm nay ngày 14/9, giao tháng 1/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 29 nhân dân tệ lên mức 5.661 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 12h00 (giờ Việt Nam).

Tập đoàn Tsingtuo, nằm ở thành phố Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến, phía Đông Trung Quốc, là một trong những nhà sản xuất thép không gỉ lớn nhất thế giới, chiếm đến 20% thị phần của Trung Quốc.

Hiện tại, Trung Quốc được xem là nhà sản xuất bút bi lớn nhất thế giới sau khi mất nhiều năm để loại bỏ sự phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mặt hàng này.

Giá thép tại Trung Quốc giảm song vẫn gần mức cao, do nhu cầu mùa vụ ở mức cao đỉnh điểm và các nhà máy thép cắt giảm sản lượng.

Trên sàn Thượng Hải, giá thép thanh vằn kỳ hạn tháng 1/2022 giảm 0,6% xuống 5.642 CNY (874,4 USD)/tấn. Giá thép cuộn cán nóng giảm 1,7% xuống 5.805 CNY/tấn. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 10/2021 giảm 2,3% xuống 19.180 CNY/tấn.

Đồng thời, giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm 3,5% xuống 706 CNY/tấn. Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay không thay đổi ở mức 131,5 USD/tấn, công ty tư vấn SteelHome cho biết.

Giá thép xây dựng hôm nay 14/9: Giá thép, giá quặng sắt đồng loạt giảm 
Giá thép xây dựng hôm nay 14/9: Giá thép, giá quặng sắt đồng loạt giảm 

Tồn trữ các sản phẩm thép chủ yếu bao gồm nguyên vật liệu xây dựng và thép cuộn sử dụng trong lĩnh vực sản xuất trong tuần trước giảm 2,8% xuống 10,71 triệu tấn so với tuần trước đó, công ty tư vấn Mysteel cho biết.

Bà Xi Feifei từ Viện nghiên cứu Tsingtuo của Tập đoàn Tsingtuo cho biết: “Thép đầu bút bi truyền thống được làm bằng chì. Chì có một mức độ độc hại nhất định. Do đó, qua quá trình nghiên cứu và phát triển, chúng tôi đang hướng đến việc sử dụng những vật liệu không độc hại”.

Trong bối cảnh Trung Quốc dành toàn lực để đạt được tính trung hòa carbon, tập đoàn này cũng đang rất nỗ lực để phát triển sản xuất theo hướng “xanh”.

Cụ thể, họ đã thiết lập các hệ thống giám sát quá trình tiêu thụ năng lượng của các nhà máy trong phạm vi sở hữu. Họ kỳ vọng rằng, các hệ thống này sẽ có cơ hội sánh tầm với các tiêu chuẩn quốc gia và thậm chí quốc tế.

Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết, chính phủ Mỹ đã đệ trình lên EU một đề xuất mới để giải quyết tranh chấp song phương về thép nhập khẩu từ khối kinh tế chung. Đề xuất của Mỹ đưa ra một hệ thống hạn ngạch thuế quan, được kỳ vọng là có thể khép lại cuộc đụng độ kéo dài ba năm qua giữa Washington và Brussels.

Quan chức hai bên sẽ thảo luận về đề xuất trên tại cuộc họp khai mạc của Hội đồng Thương mại và Công nghệ Mỹ - EU vào ngày 29/9 tại thành phố Pittsburgh (bang Pennsylvania, Mỹ)

Hồi tháng 5 năm nay, giới chức lãnh đạo của Mỹ và EU đã nhất trí rằng "hai bên sẽ vạch ra một lộ trình để chấm dứt tranh chấp tại WTO sau khi Mỹ áp dụng thuế nhập khẩu với thép của EU theo mục 232".

Năm 2018, do lo ngại về an ninh quốc gia, chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đã đơn phương áp mức thuế 25% đối với thép nhập khẩu và 10% đối với nhôm nhập khẩu từ EU theo mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962. 

Động thái trên gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ cả ở trong và ngoài nước Mỹ. Sau đó, do không thể đạt được thỏa thuận với chính quyền ông Trump, EU đã đưa vụ việc lên WTO và áp thuế trả đũa với một loạt hàng hóa của Mỹ.

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật