Giá thép ngày 3/9, giao tháng 1/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 88 nhân dân tệ lên mức 5.381 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 12h00 (giờ Việt Nam).
MEPS đã nâng dự báo sản lượng thép không gỉ thô toàn cầu lên 56,5 triệu tấn cho năm 2021, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng trong quý đầu tiên của Indonesia cao hơn dự kiến và sự tăng trưởng mạnh mẽ ở Trung Quốc đang là hai yếu tố hỗ trợ cho sự gia tăng nguồn cung.
Theo đó, sản lượng thép không gỉ của Indonesia ước tính đạt 1,03 triệu tấn trong quý đầu tiên của năm nay, đây được ghi nhận là mức cao kỷ lục đối với quốc gia này.
Trong giai đoạn khảo sát, các nhà sản xuất đã đẩy mạnh các chuyến hàng đến châu Âu. Thuế chống bán phá giá cũng đã được áp dụng đối với sản phẩm thép cuộn cán nguội của Indonesia cập cảng châu Âu kể từ tháng 5/2021.
Tại Ấn Độ, các nhà máy dự kiến sẽ sản xuất được 3,9 triệu tấn thép không gỉ vào năm 2021. Trong đó, nhu cầu tiêu thụ công nghiệp mạnh mẽ từ châu Âu đã hỗ trợ tích cực để ổn định doanh số xuất khẩu trong quý đầu tiên của nước này.
Giá quặng sắt giao dịch tại Trung Quốc giảm 0,6% xuống 774 CNY/tấn, giảm trở lại sau khi tăng trong đầu phiên; quặng sắt giao ngay hàm lượng 62% Fe xuất sang Trung Quốc giảm 11 USD trong ngày 1/9. Giá thép tại Thượng Hải trái chiều. Thép thanh tăng 0,2% lên 5.273 CNY/tấn.
Giá thép cuộn cán nóng giảm 0,9% lên 5.571 CNY/tấn. Thép không gỉ kỳ hạn tháng 10 giảm 0,7% xuống 17.805 CNY/tấn.
Nhôm trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 0,1% lên 2.692,5 USD/tấn, trước đó giá đã đạt 2.734,5 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 5/2011.
Sản lượng của Trung Quốc giảm đang làm biến đổi thị trường vốn được cung cấp dồi dào trong nhiều năm. Dự đoán giá nhôm sẽ tăng trên 3.000 USD/tấn.
Giá than luyện cốc tại Trung Quốctiếp tục tăng 8%, đạt mức giới hạn tăng hàng ngày và cao kỷ lục, thúc đẩy giá than cốc tăng, do nhập khẩu chậm và việc kiểm soát sản lượng tại các mỏ gây lo ngại về nguồn cung.
Bên cạnh đó, sản lượng hàng năm ở Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên 31,9 triệu tấn, cho thấy những nỗ lực hạn chế sản xuất thép trong nửa đầu năm đã không hiệu quả. Các biện pháp của chính phủ, nhằm hạn chế khối lượng xuất khẩu, dự kiến sẽ làm giảm sản lượng trong những tháng còn lại của năm 2021.
Song, thị trường vẫn còn chưa chắc chắn về tác động toàn diện của vụ cháy công nghiệp tại nhà máy Cao Hùng của Yieh Corp. ở Đài Loan.
Indonesia quan ngại về thép xây dựng nhập khẩu tăng trở lại
Hiệp hội Sắt thép Indonesia (IISA) dự báo, nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng của nước này tiếp tục gia tăng, kéo theo sự gia tăng về sắt thép nhập khẩu.
Theo Cơ quan Thống kê Trung ương Indonesia-BPS, nhập khẩu sắt thép trong nửa đầu năm nay của nước này tăng 51,2% so với cùng kỳ năm 2020, với giá trị kim ngạch lên tới 5,36 tỷ USD từ mức 3,54 tỷ USD của năm 2020.
Hiệp hội Sắt thép Indonesia (IISA) dự báo, nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng của nước này tiếp tục gia tăng, kéo theo sự gia tăng về sắt thép nhập khẩu.
Tuy nhiên, Hiệp hội IISA cảnh báo, các công ty nhập khẩu và sản xuất thép nước ngoài đang lợi dụng các lỗ hổng quản lý của Indonesia để chuyển đổi mục đích sử dụng sắt thép nhập khẩu sang sử dụng cho lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng.
Một trong những cách thức mà được sử dụng đó là nhập khẩu sắt thép phục vụ ngành công nghiệp ôtô nhưng thực chất sau đó sẽ chuyển sang sử dụng cho xây dựng hạ tầng.