Dàn ý chi tiết phân tích ý nghĩa bài thơ “Bánh trôi nước”
Thông thường, dàn ý của một bài văn phân tích thường bao gồm 3 phần mở bài, thân bài và kết bài. Bạn cần làm bài dựa theo khung sườn dàn ý dưới đây:
Mở bài
Ở phần mở bài cần đảm bảo thông tin giới thiệu về tác giả và tác phẩm. Đối với bài thơ Bánh trôi nước bạn cần đưa ra các ý chính như sau:
- Tác giả Hồ Xuân Hương: Bà là nữ thi sĩ nổi tiếng với những bài thơ Nôm trong giai đoạn từ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX
- Bài thơ Bánh trôi nước: Đây là tác phẩm nổi tiếng của thi sĩ Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh bánh trôi nước để khéo léo phản ánh thân phận phụ thuộc, sự bất công trái ngang đối với người phụ Việt Nam thời kỳ bấy giờ. Đồng thời, thể hiện được tấm lòng thủy chung son sắc chịu thương chịu khó dù có bao nhiêu nỗi niềm căm phẫn với xã hội đương thời.
Thân bài
Đối với Bài thơ bánh trôi nước chúng ta có 2 luận điểm chính gồm:
Luận điểm 1: Hình ảnh bánh trôi nước
- Hình dáng bên ngoài: Trắng và tròn
- Nguyên liệu sử dụng: Nhân sử dụng đường đỏ, vỏ ngoài được làm bằng bột nếp
- Cách luộc: Đun sôi nước, chìm bảy nổi 3 chìm là chín.
- Ý nghĩa: Phác họa toàn bộ hình ảnh và cách thức làm bánh trôi nước
Luận điểm 2: Vẻ đẹp và sự cam chịu của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ phong kiến
Tác giả mượn hình ảnh của bánh trôi nước để miêu tả vẻ đẹp thuần khiết cũng như số phận của người phụ nữ trong thời kỳ phong kiến.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”: Thể hiện vẻ đẹp hình thể tròn đầy, trắng trẻo, nết na
“Bảy nổi ba chìm với nước non”: Mang ý nghĩa số phận long đong, không thể tự mình quyết định được cuộc đời
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn - mà em vẫn giữ tấm lòng son”: Dù bị chà đạp, áp bức nhưng vẫn giữ được sự trong sạch, cao quý và thủy chung của người phụ nữ Việt.
Ý nghĩa bài thơ Bánh trôi nước
Bánh trôi nước là bài thơ vừa thể hiện được số phận của người phụ nữ. Đồng thời cho thấy tấm lòng và sự đồng cảm sâu sắc của thi sĩ Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến bấy giờ. Bài thơ thể hiện hai lớp nghĩa, lớp nghĩa thứ nhất tả thức miêu tả cách làm bánh trôi bằng nhân bột nếp thành hình những hình tròn vừa ăn. Nhân bên trong là một viên đường phèn nhỏ luộc cho đến khi nổi lên nghĩa là bánh đã chín.
Bên cạnh ý nghĩa tả thực lại mà một lớp ẩn dụ hết sức tinh tế, sâu sắc bằng hình ảnh bánh trôi nước chính là biểu tượng hình ảnh của người phụ nữ Việt. Mở đầu bài thơ, tác giả đã đề cập đến “thân em”, chỉ 2 từ đơn giản nhưng nói lên được sự lép vế, cam chịu và nỗi đau thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Bài thơ Bánh trôi nước gần gũi, tha thiết và mềm mại với đời sống, đây cũng là tiếng lòng của nhiều người trong xã hội bấy giờ.
Trong đầu bài thơ bà đã khẳng định được vẻ đẹp của người phụ nữ vừa trắng, tròn mang vẻ đẹp hiền lành phúc hậu. Có cả vẻ đẹp về hình thức lẫn ý thức nhưng số phận của họ lại đầy gian truân và vất vả. “Bảy nổi ba chìm với nước non - rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” thân phận của người phụ nữ qua câu thơ của Hồ Xuân Hương không khác tấm lụa đào, hạt mưa sa,... Họ không được tự ý quyết định hạnh phúc cho cuộc đời mình. Khi ở nhà cha mẹ quyết định, lúc yên bề gia thất phải nghe theo lời chồng. những người phụ nữ nhỏ bé, đáng thương bị kìm kẹp trong những quyết định của người khác.
Dù cho cuộc sống không may mắn, nhiều sóng gió nhưng những người phụ nữ ấy lại mang trong mình phẩm chất tốt đẹp được thể hiện qua câu thơ “mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Tấm lòng thủy chung, son sắc chính là những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt. Bài thơ sử dụng thể thất ngôn tứ tuyệt với ngôn từ cô đọng, nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc cùng mô típ dân gian quen thuộc, gần gũi nhưng vô cùng sâu sắc. Tất cả đã góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm Bánh trôi nước.
Bài thơ Bánh trôi nước có ỹ nghĩa sâu ngợi va và thể hiện được vẻ đẹp của người phụ nữ không chỉ ở nhân phẩm mà còn ở vẻ đẹp bên ngoài. Đồng thời lên án xã hội cũ chèn ép, bóc lột và tước bỏ quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc của phụ nữ trong xã hội cũ.