Tính đến năm 2020, diện tích quế ở Việt Nam đạt khoảng 150.000 ha. Trong đó, vỏ quế là sản phẩm chính, mang lại phần lớn doanh thu.
Giá trị xuất khẩu quế hồi năm 2020 đạt 245,4 triệu USD, dự kiến năm 2021 sẽ tăng gần 20% so với năm 2020.
Được biết, quế Việt Nam xuất khẩu có giá trung bình khoảng 40 USD/kg, cao hơn nhiều so với giá quế của các nước khác.
Các nước Mỹ, EU, Trung Đông, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ (80% quế đến từ Việt Nam)…là các thị trường tiêu thụ sản phẩm quế Việt Nam nhiều nhất.
Theo ghi nhận mới nhất, nhu cầu sử dụng tinh dầu quế trên thế giới là rất lớn, luôn trong trạng thái cung không đủ cầu. Do đó, việc sản xuất và kinh doanh tinh dầu quế mang lại lợi nhuận rất cao.
Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các cơ sở chế biến tinh dầu quế chưa được xây dựng theo chuẩn quy hoạch, chế biến ở mức độ kỹ thuật còn thấp…
Đơn cử như tại Lào Cai có nhiều nhà máy chế biến quế, 1 cơ sở chế biến vỏ quế thành các sản phẩm khác (ống điếu, bột quế, sáo…).
Quế Lào Cai đã được xuất trực tiếp sang nhiều thị trường gồm: Singapore, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Bangladesh, Qatar, Lebanon, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, các sản phẩm quế Lào Cai chủ yếu là quế vỏ nguyên liệu và tinh dầu – có giá trị thấp.
Quế Việt Nam hiện chiếm 17% sản lượng toàn cầu. Nhờ nhu cầu tiêu thụ quế tăng mạnh nên giá quế cũng được đẩy lên cao trong những năm gần đây.
Điều này giúp tạo việc làm, thu nhập cho người dân trồng quế. Tuy nhiên, tỷ lệ thuận với việc này là diện tích quế bị phát triển ồ ạt nhưng không đạt tiêu chuẩn.
Cụ thể, người nông dân canh tác đơn sơ, không đầu tư kỹ thuật cao dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa đạt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường cao cấp.
Các chuyên gia khuyến cáo, người trồng quế cần tham khảo từ địa phương, sản xuất theo chuẩn kỹ thuật quốc tế, chất lượng đảm bảo, ổn định, tìm kiếm chuỗi cung ứng để nâng cao thương hiệu quế Việt Nam trong tương lai.
Ngoài ra, cần có sự liên kết giữa các hộ nông dân tạo vùng nguyên liệu với các doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm.