Đưa miếng hồng vào miệng thấy vị dẻo, ngọt tan trong miệng. Ngày thu, nhâm nhi trái hồng treo gió cùng tách trà nóng quả là tuyệt phẩm. Sự độc đáo, thanh tao, vị ngọt đậm nhưng không khé cổ khi mỗi dịp Trung thu về.
Muốn hồng treo gió ngon và màu đẹp bạn nên chọn đúng thời điểm hồng ương màu vàng cam để độ đường cao nhất, quả to, còn tươi, chắc tay và không bị dập, có cả cuống, hoặc ít nhất thì còn nguyên tai. Bạn có thể chọn hồng vuông Đồng Đà Lạt không hạt.
Bạn cắt tai hồng gọn gàng và dùng bàn chải đánh răng trà sạch vào tai hồng và rửa sạch vỏ hồng. Gọt vỏ và nhúng hồng vào rượu hoặc nước muối pha loãng. Mục đích của việc này là góp phần hạn chế nấm mốc.
Buộc dây vào cuống hoặc dùng móc nhựa treo vào cuống quả hồng.
Treo hồng nơi thoáng gió, khô ráo, ít côn trùng. Nếu có nắng thì bạn hãy phơi hồng trong 1-2 ngày đầu. Những ngày sau chỉ treo gió hoặc để chỗ khô thoáng nắng gió, sau đó cho hồng vào chỗ râm cũng được. Nếu phơi nắng nhiều sẽ làm cho da hồng bị thâm đen, dai và chai lại. Hàng ngày bạn phải xịt rượu để chống côn trùng bay vào, tối nên bê giàn hồng vào nhà chống chuột. 3-5 ngày đầu xác suất bị mốc là cao nhất.
Khoảng ngày thứ 5-7, tùy điều kiện thời tiết và quả hồng nhỏ hay to, bề mặt quả hồng đã khô như một lớp da dai nhẹ bọc bên ngoài, bên trong mềm ra và xuống mật, thì bạn đi găng tay nắn bóp xoa nhẹ nhàng cho hồng.
Khi treo hồng phải chú ý thời tiết, độ ẩm lý tưởng để treo hồng là 50% - 70%, nếu trời mưa và độ ẩm thấp hơn hoặc cao hơn 50 - 70% bạn có thể xử lý bằng cách cho vào tủ lạnh hoặc lò sấy, cho vào phòng bật quạt, bật điều hoà, bật máy hút ẩm tạm thời, khi độ ẩm lý tưởng lại bê ra phơi. Nếu không chú ý độ ẩm và thời tiết thì hồng có thể bị mốc.
Thành phẩm sau thu hoạch sau 7 ngày thì hồng hơi mềm bạn có hút chân không cho vào ngăn đá làm hồng kem ăn rất ngon, nếu phơi tiếp 15 ngày thu hoạch hồng ăn dẻo, ngọt tiết ra mật, nếu ăn ngay bạn cho vào hộp để ngăn mát, còn muốn để đến Tết thì bạn hút chân không cho vào ngăn đá cấp đông.