Chị Linh, sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong thời gian nghỉ dịch chị đã quyết định làm mạch nha. Qua tìm hiểu chị biết được, mạch nha cũng là 1 loại đường. Đường này là maltose, dễ tiêu hóa hơn đường saccarose mà chúng ta vẫn hay dùng hàng ngày.
Trồng mạch nha khá đơn giản. Ngày đầu tiên, chị Linh lấy thóc - thức ăn của gà, ngâm nước trong 24 tiếng rửa 3 lần, rải ra rổ.
Nếu có điều kiện bạn có thể chọn hạt giống lúa nếp, lúa mạch… Chị Linh cho biết chị làm món này lúc giãn cách, không mua được gì nên nhà chỉ có hạt thóc của gà.
Sau 2 ngày ủ, tưới, phủ khăn tối, hạt đã nảy mầm, rải ra khay rộng để trồng.
Chị Linh cho biết mầm cây lớn dần, và lớn rất nhanh. Mỗi ngày chị đều tưới phun sáng tối.
Ngoài trồng vào khay, chị Linh cũng trồng song song trên rổ nhựa, bên ngoài để thau nước với 1 ít nước không chạm hạt, trồng thử theo cách thuỷ canh. Cả 2 cách đều cho chất lượng mầm như nhau. Rải khay bề mặt bằng phẳng thì mầm lên đều hơn. Rổ của chị Linh hình tròn và cong nên phần hạt ở mé ngoài cách xa nước và lên yếu hơn hạt ở giữa. Tuy nhiên cảm giác dùng rổ sẽ thoáng hơn.
Sau 5 ngày ủ mầm, phủ khăn tối, tưới nước sáng tối, mầm cao 5-7cm là bắt đầu thu hoạch.
Mỗi ngày, chị Linh cho biết chị cứ mê mải ngắm nước đọng trên mầm lúa. Chị cảm thấy chúng rất đẹp và vô cùng thích. Chị Linh có cảm giác trong trẻo và mát lạnh đến từ những hạt nước nhỏ xinh trên mầm lúa thế này. Dù toàn bọc kín và để trong nhà, nhưng hình ảnh giọt sương trên lá vẫn hiển hiện mỗi khi đem khay ra tưới. Chị Linh tìm hiểu mới biết là hiện tượng ứ giọt ở cây thân thảo.
Hiện tượng ứ giọt xảy ra khi nước được đẩy từ rễ lên lá, nhưng do không khí bị bão hòa, nước từ lá không thoát ra ngoài không khí nên ứ đọng thành giọt tại các mép lá. Hiện tượng này chỉ xảy ở các cây bụi thấp hoăc cây thân thảo do các cây này thấp, không khí gần mặt đất thường bị bão hòa, mặt khác áp suất rễ đủ mạnh đẩy nước từ rễ lên lá, ứ thành giọt tại các mép lá.”
Sau đó, chị Linh sẽ xé tơi mầm lúa, rửa sạch và để ráo nước. Chị Linh có cảm giác mùi thơm mát bốc lên như đang ở đồng cỏ ban sớm.
Sau đó, chị rải mầm ra phơi nắng 2-3 ngày. Để khỏi sợ mưa, không phải canh chừng, chị Linh phơi dưới lớp kiếng của giếng trời, nắng vẫn rất oi nhưng nếu có mưa bất chợt cũng không phải lo.
Sau khi mầm đã khô, chị Linh xay mầm ra, rồi chị nấu cơm nếp nhão, trộn mầm lúa đã xay nhỏ.
Tiếp theo chị sẽ ủ ở nhiệt độ khoảng 60 độ C trong khoảng 15 tiếng.
Sau 15 tiếng ủ, hỗn hợp ra nhiều nước.
Chị Linh cho vào 1 khăn vắt để lấy nước.
Số nước thu được chị sẽ cho vào nồi rồi đun khoảng 1 tiếng cho nước bay hơi hết.
Khi nước bay hơi hết, tiếp tục nấu trong 1 tiếng nữa cho mạch nha đặc sánh, khuấy liên tục.
Bạn cho vào hộp bảo quản tủ lạnh với mạch nha loãng để dùng được lâu hơn.
Chị Linh cũng tham khảo công thức dùng mầm lúa tươi. Vì thấy tiết kiệm được 2-3 ngày phơi, và thời gian ủ có 6 tiếng thôi, đỡ tốn bao nhiêu thời gian. Dù mầm tươi khi xay và ủ cơm thì rất thơm, thơm hơn mầm khô nhiều…Nhưng mùi đã toả ra hết ở các giai đoạn đầu, nên mạch nha thành phẩm không còn mấy hương vị nữa, hầu như không thơm và cũng chẳng ngọt.
Dù chờ đợi khá lâu khoảng 14 ngày nhưng với sự xinh đẹp lấp lánh của mạch nha thì chị Linh cho biết khoảng thời gian đó hoàn toàn xứng đáng. Mạch nha cô đặc vừa sánh, vẫn còn khá lỏng, có thể chảy thành dòng, dùng trong nấu nướng. Chị Linh sẽ dùng làm kẹo dừa, kẹo gương, và thay thế mật ong để quét mặt thịt nướng, bánh nướng, hoặc ăn cùng trái cây và sữa luôn…
Sau khi cô tới dạng lỏng sánh dẻo, chị Linh tách ra một phần mang đi cất riêng để nấu nướng. Phần còn lại tiếp tục nấu để cô đặc hơn như thế này. Mục đích là làm kẹo kéo mạch nha.
Kẹo mạch nha óng vàng lấy ra khỏi hũ có thể cứ thế cho vào miệng. Hoặc cũng có thể kéo gập nhiều lần để trắng, bóng và dẻo hơn. Từ mạch nha, chị Linh đã làm được ra rất nhiều thứ như là kẹo kéo, kẹo mạch nha.
Hi vọng rằng những chia sẻ của Food.com.vn sẽ giúp bạn có thể tự trồng và làm mạch nha. Chúc các bạn thành công!
(Nguồn: Linh Kandy)