Mâm cúng thôi nôi cho bé cần có những gì? Ý nghĩa của cúng thôi nôi

Theo phong tục người Việt lễ thôi nôi cho một đứa trẻ được các gia đình khá coi trọng. Bởi, không chỉ đơn thuần là một buổi lễ để tạ ơn các vị thần linh và bà mụ đã nâng đỡ bé mà từ “thôi nôi” mà còn có ý nghĩa là từ nay bé sẽ không còn nằm trong nôi nữa mà chuyển sang nằm ở những vị trí như người lớn - đánh dấu một sự trưởng thành của đứa trẻ sau này. Vì lẽ đó mà các gia đình làm lễ thôi nôi như một lời cầu mong những điềm tốt lành đến với đứa trẻ ở tương lai.

Người Việt Nam thường quan niệm: "Có thờ có thiêng có kiêng có lành" nên người Việt rất chú trọng đến ngày đầy tháng, đầy năm của các con, các cháu. Người Việt Nam tin rằng mỗi đứa trẻ ra đời sẽ có 12 Bà Mụ , 3 Đức Ông cùng Tổ tiên che chở. Vì thế, khi đứa trẻ được sinh ra trong tháng đầu, các gia đình Việt sẽ làm lễ cúng mụ. Mọi người sẽ cảm ơn các vị thần Phật, tổ tiên đã phù hộ để đứa trẻ được sinh ra đời mạnh khỏe, và xin các Bà Mụ, Đức Ông, Tổ tiên, thần Phật tiếp tục độ trì những điều lành đến với cháu bé.

Tùy vào mỗi vùng miền, phong tục và quan niệm mỗi gia đình, mỗi người sẽ có 1 cách cụ mụ đặc biệt. Tuy nhiên, dù giản dị thế nào cũng nên bày hoa thơm, trái ngọt để dâng lên cúng. 

Ngoài ra trên mâm cúng còn có: trầu têm cánh phượng tượng trưng cho trọn nghĩa vẹn tình, thuỷ chung son sắt. Bánh trôi tượng trưng cho sự ngọt ngào, thanh trong, dẻo dai. Hoa lan tường tượng trưng cho sự may mắn. Hoa đồng tiền tượng trưng cho sự no đủ, nguồn sinh lực mạnh mẽ, sự nhiệt huyết, sức sống. Hồng chín đỏ mọng, xôi gấc, xôi hoàng phố… tượng trưng cho sự đủ đầy. Bánh hỏi heo quay tượng trưng cho của cải giàu có, hỷ sự tốt lành, con đàn cháu đống. Và bánh chín tầng mây tượng trưng cho sự lãng mạn, bay bổng.

Các lễ vật bày biện để cúng thôi nôi đều rất dễ tìm mua tại chợ hoặc siêu thị. Tuy nhiên đồ cúng lại có khá nhiều thứ nhỏ nhặt nên trước khi mua bạn hãy ghi vào giấy để tránh bỏ sót. Ngoài ra một số gia đình cầu kỳ hơn có thể chuẩn bị thêm các đồ cúng khác như bánh, oản, các món mặn khác,… Lễ vật tùy theo từng địa phương cũng như điều kiện của gia đình để sắm. Tuy nhiên, cũng chỉ nên sắm lễ đầy đủ, tránh lãng phí

Bày biện xong xuôi, gia chủ sẽ chọn giờ hợp tuổi thắp nhang cúi xin 12 Bà Mụ, Chúa Tiên, Đức Ông, Tổ tiên phù hộ độ trì che chở cho cháu được hay ăn chóng lớn, không bệnh tật, không tai ương vô hạn. Ngoài ra, mọi người cũng cầu mong cháu bé lớn lên có dung mạo tươi đẹp, thông minh, sáng láng, số mệnh bình yên, làm chủ đời mình, sống một cuộc đời ý nghĩa, hạnh phúc dài lâu.

Đánh giá:  
5.0 / 5  (1 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật