Cách bày mâm ngũ quả phong thủy Tết 2021 cúng tổ tiên, đón may mắn tài lộc

Mâm ngũ quả ngày Tết là cách để con cháu thể hiện tấm lòng với ông bà tổ tiên, là đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Mâm ngũ quả 3 miền Bắc- Trung – Nam có sự khác biệt về các loại quả và cách bày biện. Bài viết này của Food.com.vn  sẽ thông tin cụ thể về những loại quả cần thiết và cách bày mâm ngũ quả phong thủy Tết 2021 để cúng tổ tiên và đón tài lộc về nhà.

Các loại quả cần có trong mâm ngũ quả phong thủy ngày Tết 2021

Dù có nhiều khác biệt giữa các vùng miền về các loại quả nhưng mâm ngũ quả ngày Tết của người Việt đều mang ý nghĩa chung là để dâng lên tổ tiên những loại quả ngon nhất thể hiện lòng biết ơn Tổ tiên đã phù hộ và gửi gắm ước muốn về những điều tốt đẹp, bình an sẽ đến trong năm mới.

Đúng như tên gọi, mâm ngũ quả bao gồm 5 loại trái cây khác nhau. Chữ ngũ ở đây còn có thêm ý nghĩa là phú – quý  – thọ - khang – ninh tức là giàu – sang – tuổi thọ - sức khỏe – bình an. Chính vì thế, các loại quả xuất hiện trong mâm ngũ quả đều mang những ý nghĩa tốt đẹp. Chúng ta có thể kể đến các loại quả như:

- Bưởi hoặc dưa hấu với vẻ ngoài bóng, căng tròn, bên trong mọng nước với ý nghĩa may mắn, ngọt  ngào

- Quả hồng hoặc quả quýt màu sắc rực rỡ là biểu tượng của sự thành đạt

- Quả lê mang ý nghĩa vạn sự suôn sẻ

- Quả lựu biểu tượng cho con cháu đầy nhà

- Quả đào có ý nghĩa thăng tiến trong công việc, lộc trời ban

- Quả táo gợi sự phú quý

- Quả thanh long biểu tượng của sự may mắn

- Quả trứng gà (lêkima) có hình trái đào tiên mang tới sức khỏe

– Táo có màu đỏ của sự phú quý

- Quả dừa phát âm giống chữ “vừa”, không thiếu thốn bần hàn

- Quả sung có chữ sung trong sung túc về tiền bạc và sung mãn trong sức khỏe

- Đu đủ thể hiện sự đầy đủ, thịnh vượng như tên gọi

- Quả xoài phát âm giống chữ “Xài” trong miền Nam để tiêu xài thoải mái thể hiện sự dư dả...

Cách bày mâm ngũ quả phong thủy Tết 2021 ở 3 miền Bắc – Trung - Nam

Có sự khác biệt về cách bày mâm ngũ quả phong thủy Tết 2021 ở các miền Bắc – Trung – Nam. Sự khác biệt này là do đặc điểm phong tục tập quán và loại quả phù hợp tại các địa phương.

Cách bày mâm ngũ quả phong thủy Tết 2021 ở miền Bắc

Mâm ngũ quả miền Bắc

Mâm ngũ quả miền Bắc ngoài ý nghĩa về sự xuất hiện của 5 loại quả khác nhau thì ý nghĩa thuyết ngũ  hành kim – mộc – thủy – hỏa – thổ cũng rất quan trọng. 5 loại quả thường được sử dụng bao gồm: Chuối, quýt, bưởi, đào, hồng.

Mâm ngũ quả miền Bắc thường được sắp xếp như sau: Nải chuối để ở dưới cùng, quả bưởi ở giữa còn các quả còn lại được xếp hài hòa xung quanh quả bưởi. Có một số nơi sử dụng phật thủ vàng để thay thể quả bưởi với ý nghĩa tương tự. Mâm ngũ quả miền Bắc có thể có thêm quất, táo, ớt đặt xen kẽ các loại quả.

Bày mâm ngũ quả phong thủy Tết ở miền Trung

Mâm ngũ quả miền Trung

So với miền Bắc và miền Nam, người miền Trung thoải mái hơn trong việc lựa chọn các loại quả cho mâm ngũ quả Tết. Người miền Trung thường sử dụng các loại quả có sẵn như dưa hấu, mãng cầu, dứa, chuối, thanh long, sung, cam, quýt… xếp thành hình kim tự tháp hoặc hình long phụng. Thứ tự và số lượng các loại quả trong mâm ngũ quả Tết miền Trung không giới hạn.

Mâm ngũ quả phong thủy Tết ở miền Nam

Mâm ngũ quả miền Nam

Người miền Nam có sự chọn lọc và kiêng cữ nhất định cho mâm ngũ quả ngày Tết. Một số loại quả không được sử dụng do phát âm giống những từ ngữ xui xẻo như chuối – giống “chúi” hoặc cam, quýt – “quyết làm cam chịu”… Ngược lại, các loại quả có cách đọc liên quan tới “sung – xài” như quả mãng cầu, xoài, đu đủ, dừa, sung, dưa hấu, dứa (quả thơm) được sử dụng phổ biến.

Cách bày mâm ngũ quả phong thủy tại miền Nam là đặt đu đủ, dừa, xoài lên mâm trước để làm trụ sau đó bày các loại quả khác lên trên theo hình ngọn tháp.

Trên đây là cách bày mâm ngũ quả phong thủy Tết 2021 ở 3 miền Bắc – Trung – Nam. Với ý nghĩa tốt đẹp, mâm ngũ quả là hình ảnh không thể thiếu của Tết cổ truyền Việt Nam.

Đánh giá:  
2.0 / 5  (1 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật