Ăn chay được định nghĩa trong từ điển tiếng Việt ghi rõ như sau: “Ăn chay là việc thực hành kiêng ăn thịt (thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản và thịt của bất kỳ động vật nào khác), và cũng có thể bao gồm kiêng các sản phẩm phụ của quá trình giết mổ động vật”. Tức là nội hàm của từ ăn chay đã là không sử dụng các loại thịt, cá. Ăn chay ở Việt Nam ngắn gọn được chia ra thành hai loại đó là ăn chay, tức là ăn thực vật, không ăn thịt động vật nhưng vẫn có trứng, sữa hoặc một trong hai loại và ăn thuần chay chỉ ăn thực vật và không sử dụng tất cả thành phẩm từ động vật như: thịt, trứng, sữa, mật ong, gelatin,....
Vậy nếu chế độ ăn vẫn còn thịt, cá nhưng ăn nhiều rau hơn và ăn so le chay, mặn tuỳ ngày thì tính là ăn chay theo ngày hoặc một dạng ăn healthy, ăn kiêng chứ không được liệt vào hai từ “ăn chay” thuần tuý.
Sự khác biệt giữa các từ Vegan, Vegetarian và Veggie, một điều hiển nhiên ai cũng nhìn thấy đó là 3 từ trên đều chung 1 gốc “Veg”, có nguồn gốc từ Vegetables (rau củ). Khi tra từ điển Oxford và Cambridge thì đều giải thích chung cho cả 3 từ là chế độ ăn thực vật và không có thịt động vật, đó là lý do tại sao lại có gốc “veg” như vậy. Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt, Vegan - ăn thuần chay tức là chỉ ăn hoàn toàn thực vật, không ăn hoặc tiêu thụ các thành phần từ động vật kể cả trứng, sữa (Có trứng, sữa không được gọi là vegan).
Vegetarian, veggie (ăn chay) là chế độ ăn thực vật, không ăn thịt động vật nhưng vẫn ăn trứng, sữa, mật ong,.... ; Vegetarian thì cả Anh Anh và Anh Mỹ đều dùng và phổ biến hơn từ veggie, veggie thì hầu như được sử dụng bởi Anh Anh nhiều hơn.
Vì thế, bạn có thể kết luận Vegan là ăn thuần chay, Vegetarian và Veggie là ăn chay. Nếu chế độ ăn vẫn có thịt, cá thì không được công nhận vào nhóm ăn chay. Việc ăn chay hay ăn thuần chay là quyết định của mỗi người. Bạn có thể tham khảo 1 số thực đơn ăn thuần chay sau đây: