Lâu nay, mì tôm là món ăn tiện ích được nhiều người ưa thích. Sợi mì dai dai, hương vị thơm ngon chính là món ăn yêu thích của mọi người, đặc biệt là nhiều em nhỏ. Chính vì rất thơm ngon nên nhiều người nghiện ăn mì. Ăn mì mỗi sáng, ăn mì thay cơm trưa, ăn mì buổi tối, thậm chí ăn mì vào đêm.
Dù ngon và tiện lợi như vậy nhưng 1 tuần nên ăn mấy gói mì không phải ai cũng biết. Theo các nghiên cứu khoa học, thành phần chính trong sợi mì chủ yếu là bột mì, dầu được sử dụng là dầu cọ có hàm lượng acid béo no và gói gia vị. Một gói mì ăn liền cung cấp khoảng 400kcal, tức là 1/6 nhu cầu năng lượng hàng ngày của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn ăn mì tôm thì cơ thể mất thời gian nhiều hơn, khó khăn hơn trong việc xử lý loại thức ăn này.
1 tuần nên ăn mấy gói mì
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu ăn mì ăn liền thường xuyên sẽ dẫn đến thiếu chất xơ. Bạn sẽ bị mắc các chứng bệnh sau: táo bón, rối loạn tiêu hóa, cơ thể thải độc kém hơn bình thường nên có thể tạo cảm giác khó chịu. Đồng thời, ăn mì tôm trong những chiếc bát bằng nhựa không tốt sẽ dễ dẫn đến rối loạn nội tiết. Đối với trẻ nhỏ, nếu ăn nhiều mì có thể bị dậy thì sớm, rất nguy hiểm.
Vì thế, để đảm bảo hợp lý cho nhu cầu dinh dưỡng cũng như an toàn cho sức khỏe, nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo người dân chỉ sử dụng những sản phẩm đóng gói này 1 - 2 lần/tuần là tối đa.
Cách nấu mì tôm đúng cách
Thông thường mọi người thường đợi nước sôi bùng mới thả mì tôm vào nồi. Có người sẽ nấu mì tôm bằng cách cho mì ra bát, đổ nước sôi bát rồi úp 1 cái đĩa lên.
Dù trên hướng dẫn của gói mì cũng được ghi hướng dẫn như vậy nhưng thói quen này làm cho sợi mì chín không đều, bề mặt bên ngoài sợi mì dễ bị nhũn mà dính lại, khó thành sợi.
Cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng, cách nấu mì không đúng sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn. Nếu bạn ăn mỳ chưa được đun sôi, lượng chất béo và một số chất dinh dưỡng không tốt, không bị mất đi và trở thành tác nhân gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Vậy nấu thế nào mới là chuẩn? Hãy tham khảo cách nấu mì gói tôm đúng cách của Food Review nhé.
Bước 1: Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng bạn cần phải đun sôi nước cùng mỳ tôm. Bạn nên chần qua mỳ tôm, để loại bỏ lớp dầu chiên của mỳ và những chất độc hại. Nhớ là bạn chỉ chần qua, không cần chần kỹ kẻo nhũn mì. Khi các sợi mì rời nhau, bạn nên đổ bỏ nồi nước sôi này đi và đổ mỳ ra 1 cái bát.
Bước 2: Tiếp tục đun một nồi nước sôi khác, đổ mỳ trong bát vào lại nồi nước. Bạn nên tắt bếp luôn kẻo mì sẽ bị nát. Sau đó, bạn mới cắt các gói gia vị mỳ và cho vào. Nếu muốn ăn mì trộn, bạn lại đổ nước mì đó đi và trộn các gói gia mỳ vào ăn như bình thường.
Bước 3: Mì sẽ thơm ngon hơn nếu được ăn kèm với trứng gà hoặc thịt, cá, tôm, rau xanh…Bạn nên chế biến riêng các loại thực phẩm này và cho vào mì sau khi đã chần qua với nước. Khi ăn mì bạn nên ăn kèm nhiều rau xanh, để bớt bị ngán và giúp bạn không bị nóng cơ thể.
Một số nghiên cứu cho thấy, dù nước mì tôm rất thơm ngon nhưng lại không hề có chất dinh dưỡng gì. Do đó, Food Review khuyên bạn không nên ăn nước mì. Tốt hơn hết bạn nên vớt mì sau khi chần rồi chế các nước dùng như nước hầm xương gà, nước hầm xương lợn ăn kèm. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết, sợi mì tôm đã có chứa một lượng muối nhất định giúp sợi mì giòn và đậm đà hơn. Cũng vì vậy, khi nấu mì, bạn nên hạn chế sử dụng cả gói gia vị có sẵn, chỉ nên dùng một nửa hoặc 2/3.
Nếu bạn vẫn thích sử dụng gói gia vị thì nên đổ nước sôi rồi mới nêm gia vị, không nên cho gói gia vị trước rồi mới đổ nước sôi. Cách làm này giúp hạn chế bột ngọt bị biến đổi chất khi gặp nước sôi, gây biến vị mì và có thể sinh chất độc.
Cũng giống như rau xanh, bạn nên ăn nhiều trái cây và uống nhiều nước sau khi ăn mì tôm giúp cơ thể chuyển hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, giải nhiệt và đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Những loại trái cây sẽ giúp bạn tránh bị nóng cơ thể, bị mọc mụn hoặc táo bón.
Hi vọng những gợi ý nấu mì của Food Review sẽ giúp bạn có 1 bạn mì nấu ngon, đúng cách mà không gây hại đến sức khỏe.