Người lao động không muốn đi làm, doanh nghiệp chăn nuôi chồng chất khó khăn

Những doanh nghiệp chăn nuôi hiện nay phải đối mặt với nhiều khó khăn như: chi phí thức ăn chăn nuôi tăng, khâu vận chuyển, lưu thông hàng hóa không thuận lợi. Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, người lao động không muốn đi làm khiến nhiều doanh nghiệp thiếu hụt nhân sự.

Giám đốc Công ty TNHH San Hà, bà Phạm Thị Ngọc Hà cho biết từ khi dịch bệnh diễn biến phức tạp ở các tỉnh, thành phố trong nước thì đơn vị này gặp nhiều khó khăn như: ngưng hoạt động một số cơ sở, đứt gãy chuỗi cung ứng, lưu thông, vận chuyển. Cùng với đó, công ty San Hà cũng phải đổi mặt với sự thiếu hụt về nhân lực. 

"Phương châm của công ty, là sau khi đưa những ca F0 đưa điều trị, cách ly tập trung các ca F1, và phun khử khuẩn, vệ sinh cơ sở, nhà máy chế biến, chúng tôi sẽ bắt tay vào tái sản xuất. Tuy nhiên, hiếm ai muốn đi làm lúc này vì nỗi lo dịch bệnh", bà Hà chia sẻ. 

Không đủ nguồn nhân lực có tay nghề khiến cho sản xuất cho doanh nghiệp càng thêm khó khăn hơn.

Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đối mặt với khó khăn về nguồn lao động tròng thời điểm diễn biến dịch phức tạp
Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đối mặt với khó khăn về nguồn lao động trong thời điểm diễn biến dịch phức tạp

Tại công ty TNHH Ba Huân, tình hình cũng không mấy khả quan. Bà Phạm Thị Huân Tổng Giám đốc công ty này cho biết: Hiện tại nhiều công nhân trong đơn vị vẫn chưa được tiêm vaccine Covid-19 mũi 1. Những người đã tiêm mũi 1 thì cũng đã quá ngày chờ tiêm mũi 2. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn tới tâm lý có công nhân viên trong công ty này.

Trước thực trạng này, ông Dương Tất Thắng, Quyền Cục trưởng Cục chăn nuôi cũng thừa nhận: Kể cả với những doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” thì chi phí của mỗi đơn vị cũng bị độn lên rất nhiều ở các khâu ăn ở, trợ cấp, và xét nghiệm định kỳ.

Để giúp tháo gỡ những khó khăn trước mắt cho doanh nghiệp, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Nguyễn Thanh Sơn đã kiến nghị Bộ NN-PTNT cùng các đơn vị liên quan thúc đẩy việc sản xuất thức ăn trong nước, giảm chi phí vận chuyển và các thủ tục hành chính, đồng thời có chính sách hỗ trợ người lao động trong nhà máy, cơ sở sản xuất.

Thực hiện tốt những giải pháp này mới có thể mong đạt được đà tăng trưởng 5-6% và đạt sản lượng thịt 5,8 triệu tấn trong năm 2021.

Đánh giá:  
5.0 / 5  (1 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật