1. Nên tổ chức mâm cơm cúng cô hồn vào ngày nào?
Theo quan niệm từ xưa của người Việt Nam, con người ai cũng có phần xác và phần hồn. Khi chết đi, phần xác sẽ trở về với cát bụi nhưng phần hồn thì vẫn còn đó. Linh hồn này đi đâu, về đâu đều phụ thuộc vào nghiệp mà người đó từng tạo khi còn sống. Nếu khi còn tại thế người này làm nhiều điều thiện, ăn ở phước đức biết giúp đỡ người khác thì sẽ sớm được đầu thai kiếp khác hoặc được lên thiên đường, theo Phật tổ tu nghiệp tiếp tục. Ngược lại, nếu khi sống người này không lương thiện, tạo nhiều nghiệp ác thì linh hồn của người đó sẽ không thể siêu thoát mà vất vưởng ở trần gian. Hoặc có những người chết mà không được cúng bái đàng hoàng cũng sẽ vất vưởng và trở thành "cô hồn".
Theo các nhà nghiên cứu tâm linh của Việt Nam, phong tục cúng cô hồn vào tháng 7 thường diễn ra đến ngày 15 tháng 7 Âm lịch là giới hạn của kỳ "mở cửa" Quỷ Môn Quan, sau ngày này những “cô hồn” sẽ không nhận được đồ cúng nữa. Chính vì lẽ đó, các gia đình Việt thường cúng từ ngày mùng 2 tháng 7 đến 12 giờ ngày 15 tháng 7 Âm lịch. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, tháng 7 còn có lễ Vu Lan báo hiếu, vì vậy nếu muốn tiến hành lễ cúng cô hồn thì các gia đình phải làm lễ cúng Phật, cúng thần linh, gia tiên trước rồi mới cúng cô hồn. Đây là một lưu ý hết sức quan trọng mà các gia đình nên ghi nhớ và làm đúng.
2. Mâm cúng cô hồn tháng 7 như thế nào?
Thông thường, phong tục cúng kiếng ở mỗi vùng sẽ khác nhau, phong tục cúng cô hồn cũng như vậy. Tuy vào phong tục riêng của mỗi vùng miền mà mâm cúng cô hồn tháng 7 sẽ được chuẩn bị khac nhau, tuy nhiên chúng thường gồm các món cơ bản sau đây:
- 1 đĩa muối trắng
- 1 đĩa gạo
- Nước, hương, đèn hoặc nến, hoa tươi
- 5 loại quả, có màu sắc khác nhau thì càng tốt.
- Quần áo bằng giấy, vàng mã
- Mía nên để nguyên vỏ và chặt từng khúc nhỏ khoảng 15 cm.
- Cháo trắng nấu loãng
- Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc, bánh, kẹo…
Tuỳ mỗi vùng miền mà mâm cúng có thể thêm hoặc bớt một vài món. Hầu hết các món trong mâm cúng được lưu truyền từ đời này sang đời khác, mà khó ai có thể lý giải vì sao nên chọn những món cúng này. Tuy nhiên, chúng được hiểu là những món thể hiện lòng thành của những gia đình Việt với những linh hồn trên trần gian, với mong muốn gia đạo an lành, cửa nhà ấm no, hạnh phúc.
3. Nên cúng cô hồn ở đâu?
Việc cúng cơm cô hồn được xem là một phong tục thường lệ của người Việt Nam vào tháng 7 hằng năm. Các ông bà già xưa thường truyền dạy con cháu một số điều lưu ý khi cúng cơm dịp này với mong muốn để việc cúng kiếng được thực nghi đúng nghi lễ nhất, hoàn thiện nhất. Một trong những vẫn đề được lưu ý hàng đầu khi cúng cô hồn là nên cúng ở đâu?.
Lễ cúng cô hồn bắt buộc phải làm ngoài nhà, cúng ở ngoài trời hoặc trước cửa nhà, vỉa hè, ngã ba…, tuyệt đối không làm lễ cúng cô hồn trong nhà bởi theo quan niệm của người xưa làm thế sẽ rước vong vào nhà. Đây là điều hết sức quan trọng các gia đình Việt phải biết, nhằm mang những điều thiện lành đến với gia đình mình.
Gia chủ sẽ đọc bài văn cúng sau đó khi kết thúc lễ ở bài văn khấn đều có lời "tiễn vong" đi, không luẩn quẩn ở lại quấy phá gia chủ. Lúc này gia chủ sẽ rải gạo, muối ra sân, đường… và vàng mã, quần áo được đốt cho vong lên đường về âm giới. Đặc biệt tất cả đồ cúng cô hồn sẽ được để lại trên đường, tuyệt đối không mang vào nhà để dùng.
Ngoài ra, ở một số gia đình không có điều kiện chuẩn bị mâm cúng cô hồn đầy đủ thì khi hoàn thành lễ cúng Phật và gia tiên, gia chủ có thể lấy chút gạo và muối ra ngoài cửa và rắc 4 phương 8 hướng, như một nghi thức bố thí cho các cô hồn.
Việc cúng mâm cơm cô hồn vào dịp tháng 7 hằng năm đã trở thành một phong tục thường niên của người Việt Nam mà bất cứ gia đình nào cũng thực hiện với mong muốn mang lại những điều an lành nhất cho gia đình và người thân trong nhà. Hi vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ thêm và phong tục này và có sự chuẩn bị tốt nhất mâm cơm cúng cô hồn vào tháng 7 tại gia đình mình.