Cách làm nước lẩu Thái nước cốt dừa theo hướng dẫn chi tiết nhất

Chỉ với một vài nguyên liệu đơn giản là bạn đã có ngay nồi lẩu Thái nước cốt dừa vừa thơm ngon, vừa lạ miệng cho bữa tiệc sum họp của gia đình mình. Hãy cùng chúng tôi vào bếp và trổ tài nấu nướng với cách làm nước lẩu Thái nước cốt dừa bạn nhé!

1. Nguyên liệu làm nước lẩu Thái bằng nước dừa

  • 500g xương heo (có thể dùng xương gà để thay thế).
  •  500ml nước dừa hoặc 250ml nước cốt dừa.
  • 500g tôm tươi.
  • 3 quả cà chua.
  • 3 quả me.
  •  5 củ sả.
  • 3 trái ớt sừng.
  •  Lá chanh thái.
  •  1 củ riềng non.
  •  3 củ hành tím.
  • 50g nấm hương.
  •  Rau gia vị các loại: rau mùi, rau húng quế, răng cưa…
  • Gia vị vừa đủ gồm: dầu ăn, nước mắm thái, đường, hạt nêm, muối, sa tế.

2. Cách làm nước lẩu Thái nước cốt dừa

Cách làm nước lẩu Thái nước cốt dừa theo hướng dẫn chi tiết nhất

Vị ngọt của nước hầm xương cùng nước cốt dừa kết hợp với vị chua chua, cay cay của me và ớt tươi giúp cho nước lẩu Thái trở nên mới lạ và độc đáo hơn. 

Cách làm nước lẩu Thái cốt dừa cũng khá đơn giản. Thay vì việc chỉ dùng nước hầm xương heo thông thường, chúng ta sẽ dùng thêm nước dừa để cho thêm vào nước dùng nhúng lẩu. Cụ thể các bước thực hiện như sau:

2.1. Sơ chế nguyên liệu

Các loại nguyên liệu sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, bạn đem đi sơ chế theo hướng dẫn sau đây.

  • Xương heo, xương gà rửa sạch. Đem xương trần qua với nước sôi để loại bỏ bớt mùi hôi. Dùng nước để rửa sạch lại xương thêm 1 -2 lần cho thật sạch trước khi đem ninh lấy nước ngọt.
  • Tôm bóc vỏ, bỏ chỉ tôm. Bạn có thể lột vỏ tôm để ninh cùng với xương heo cho nước dùng thêm ngọt hơn.
  • Cà chua rửa sạch, đem bổ múi cau. Nếu không có cà chua có thể dùng sấu hoặc me chua để thay thế. Tuy nhiên, cà chua sẽ giúp cho nồi lẩu của bạn có màu sắc hấp dẫn và bắt mắt hơn.
  • Me quả đem cạo vỏ.
  • Nấm hương ngâm trong nước ấm 10 phút. Sau đó rửa sạch nấm rồi thái đôi hoặc thái ba.
  • Hành nướng sơ cho thơm rồi bóc vỏ.
  • Ớt bỏ hạt, băm nhuyễn.
  • Củ sả một nửa đem băm nhỏ, một nửa chỉ cắt khúc rồi đập dập.
  • Riêng non rửa sạch, thái lát mỏng.
  • Lá chanh rửa sạch.
  • Các loại rau hương vị bỏ sạch phần gốc rễ và phần già, rửa sạch, đem cho vào rổ để ráo nước.

2.2. Cách làm nước lẩu Thái nước cốt dừa theo 3 bước

Muốn có nồi lẩu Thái nước cốt dừa thơm ngon, lạ miệng, trước tiên bạn cần chế biến được nồi nước dùng ngon chuẩn vị. cách nấu lẩu Thái nước cốt dừa theo 3 bước đơn giản như sau:

Bước 1 - ninh nước hầm xương

Cho xương heo, xương gà cùng đuôi tôm, vỏ tôm vào nồi. Cho thêm 1.5 lít nước lọc vào hầm xương trong 1 giờ đồng hồ. 

Trong quá trình ninh xương, bạn để lửa to đến lúc sôi thì hạ lửa nhỏ để xương được ninh nhừ, nước xương ngọt hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên dùng thìa hớt bọt trong nồi thường xuyên để nước dùng thơm và trong hơn nhé!

Bước 2 - thêm nước cốt dừa

Sự khác biệt tạo nên hương vị độc đáo của món lẩu Thái nước cốt dừa là việc bạn dùng thêm nước dừa tươi hoặc nước cốt dừa cho thêm vào nước dùng lẩu.

Khi đã hầm xương xong, bạn lọc xương và nước hầm xương ra riêng. Cho nước hầm xương vào nồi đun lại cho đến sôi thì cho tiếp nước cốt dừa vào để đun cùng.

Lúc này, bạn cũng thả thêm cà chua, hành tím đã nướng sơ, riềng, sả cắt khúc, lá chanh và ớt tươi, nấm hương, me quả vào để làm tăng hương vị cho nước dùng.

Bước 3 - Nêm nếm gia vị

Ở bước 2 trong cách làm lẩu Thái nước cốt dừa, bạn đun sôi hỗn hợp nước dừa và nước hầm xương thêm 5 - 7 phút thì cho các gia vị vào nồi nước lẩu gồm:

1 thìa nước mắm Thái.

  • 1 muỗng hạt nêm.
  • 1 thìa bột ngọt.
  • ½ thìa đường.
  • Sa tế: cho nhiều hay ít tùy thuộc khẩu vị của bạn.

Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn thì tắt bếp rồi cho thêm 3 - 5 giọt nước cốt chanh vào trong nồi nước dùng để nồi nước lẩu của bạn có đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt.

3. Cách trình bày và thưởng thức món lẩu Thái nước cốt dừa

Sau khi đã hoàn thành cách làm nước lẩu Thái nước cốt dừa, bạn hãy cho ⅔ lượng nước lẩu sang nồi lẩu điện hoặc bếp ga mini để setup nồi nhúng lẩu.

Với món lẩu Thái, bạn cần chuẩn bị thêm các loại nguyên liệu nhúng lẩu như: thịt bò, thịt gà, hải sản (tôm, cua, bề bề, mực ống…). Các loại rau và nấm để nhúng kèm lẩu như: rau muống, rau cải thảo, rau cải xoong, hoa chuối, rau cải xanh… lẩu Thái nước cốt dừa có thể ăn kèm cùng với cơm nóng, bún tươi rối sợi hoặc mì tôm.

Nguyên liệu nhúng lẩu cũng cần sơ chế làm sạch trước khi sử dụng. Sau khi sơ chế, bạn sắp các nguyên liệu vào đĩa và bày trí xung quanh nồi lẩu sau cho đẹp mắt.

Setup xong bếp nấu lẩu, đồ nhúng lẩu, bạn bật bếp cho nước dùng sôi trở lại thì nhúng đồ ăn và thưởng thức. Lưu ý, nhúng nguyên liệu ăn lẩu đến đâu bạn nên sử dụng đến đó để thưởng thức được hương vị tươi ngon của đồ ăn cũng như nước dùng lẩu.

Còn gì tuyệt vời và thú vị hơn khi chính mình tự tay vào bếp để chuẩn bị nồi lẩu Thái thơm ngon để chiêu đãi gia đình và bạn bè. Hãy áp dụng cách làm nước lẩu Thái nước cốt dừa mà chúng tôi chia sẻ trên để trổ tài nội trợ của mình bạn nhé! Chúc bạn thực hiện món ngon thành công!

Đánh giá:  
3.5 / 5  (6 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật