Quảng Bình: Sắn tăng giá, tháo gỡ đầu ra cho người nông dân 

Phương án '3 tại chỗ' đã giúp nhiều nhà máy chế biến nông sản đi vào hoạt động, tháo gỡ đầu ra sắn nguyên liệu, ổn định giá thành giúp bà con nông dân khấn khởi. 

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến việc sản xuất và đời sống của người dân tỉnh Quảng Bình gặp nhiều khó khăn. Giai đoạn tháng 8,9 là thời điểm người dân Quảng Bình bước vào mùa thu hoạch sắn nguyên liệu cho 2 nhà máy chế biến trên địa bàn. 

Nhưng vì đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 mà 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn đã tạm dừng hoạt động.

Dẫn đến vụ thu hoạch đã qua cả tháng mà vẫn chưa thu hoạch được làm cho người trồng sắn đứng ngồi không yên. 

Đồng thời, mưa lớn do ảnh hưởng bão khiến nhiều diện tích sắn nguyên liệu bị ngập khiến người trồng càng lo lắng khi không kịp thu hoạch sắn sẽ bị thối củ, mất năng suất, thậm chí để lâu có thể mất trắng.

Quảng Bình: Sắn tăng giá, tháo gỡ đầu ra cho người nông dân 
Quảng Bình: Sắn tăng giá, tháo gỡ đầu ra cho người nông dân 

Trước tình hình đó, UBND tỉnh Quảng Bình đã tiến hành khảo sát và lên kế hoạch tái sản xuất “3 tại chỗ” (sản xuất, cách ly, ăn uống tại chỗ), ưu tiên tiêm vacxin cho lực lượng lao động ở 2 nhà máy để có thể vận hành lại sớm nhất. 

Các công ty cũng chuẩn bị cơ sở vật chất để đảm bảo giãn cách trong sản xuất cho người lao động và triển khai ngay việc lấy mẫu xét nghiệm định kỳ.

Nhờ các nhà máy chế biến tinh bột sắn hoạt động trở lại sớm nên bà con nông dân rất phấn khởi. Sắn được mùa, được giá, lại thu hoạch đúng hạn nên cho năng suất tốt, người dân cũng ổn định được kinh tế. 

Người dân phấn khởi thu hoạch sắn 

Người dân trồng sắn ở xã Nam Trạch chia sẻ, dịch bùng phát, nhà máy không thu mua khiến giá sắn xuống thấp. Nhưng sau đó, nhà máy hoạt động lại thu mua sắn với giá cao giúp người dân lãi lớn, có vốn và động lực xuống giống vụ mới. 

Theo ghi nhận mới nhất, một nhà máy chế biến sắn đã thu mua trên 20 ngàn tấn sắn nguyên liệu cho nông dân trên địa bàn. Giá mua dao động từ 2 triệu - 2,5 triệu đồng/tấn, đã chi trả khoảng 48 tỷ đồng. 

Theo đó, việc duy trì và ổn định hoạt động của nhà máy trong dịch cũng đã góp phần vào thúc đẩy nông nghiệp phát triển, mang lại thu nhập cho nông dân. 

Từ nay đến Tết Nguyên đán 2022 sẽ là giai đoạn vàng cho biết thu mua, sản xuất và xuất khẩu tinh bột sắn sang Trung Quốc, và các nước khác. Dự báo giá sắn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. 

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật