Dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, nhập khẩu tôm vào Mỹ đạt 644,6 nghìn tấn, trị giá gần 5,6 tỷ USD, tăng 20% về khối lượng và 23% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, nhóm sản phẩm tôm thịt đông lạnh (tôm thẻ, tôm sú) chiếm tỷ trọng cao nhất với 179 nghìn tấn.
Đáng chú ý, dù là nhóm sản phẩm được nhập khẩu nhiều nhưng theo ghi nhận mới nhất thị trường này đã giảm 16-42% về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, nhóm sản phẩm tôm chế biến vào Mỹ lại tăng trưởng ấn tượng trong những tháng vừa qua.
Theo đó, 9 tháng năm 2021, nhập khẩu tôm sú, tôm thẻ chế biến tăng 15% về khối lượng và 17% về giá trị, nhập khẩu tôm bao bột tăng lần lượt 23% và 25%.
Nhờ những con số tăng ấn tượng này, các sản phẩm “tôm chế biến” đang đứng vị trí thứ hai trong các nhóm sản phẩm tôm nhập khẩu vào Mỹ.
Từ dữ liệu trên, các chuyên gia ngành thủy sản nhận định, xu hướng năm nay cho các nước khi tấn công vào thị trường Mỹ là tăng sản lượng tôm chế biến, giảm thị phần tôm đông lạnh.
5 nguồn cung cấp tôm lớn nhất cho Mỹ hiện tại là Ấn Độ, Ecuador, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan.
Đây được xem là cơ hội lớn để ngành tôm Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào Mỹ trong dịp cuối năm này. Vì Việt Nam có thế mạnh là các sản phẩm chế biến sâu chứ không phải tôm đông lạnh.
Cơ hội này sẽ là điểm sáng để vựt dậy ngành thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng sau thời gian dài nước ta gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 kéo dài.
Trong 9 tháng đầu năm nay, nhập khẩu tôm chế biến của Việt Nam vào Mỹ tăng mạnh, với mức tăng từ 16-35% tùy loại sản phẩm.
Tôm Việt Nam hiện đang đứng trong Top 5 những nguồn cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường Mỹ.
Dịch bệnh Covid -19 đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng trên thế giới. Người tiêu dùng có xu thế chuộng thực phẩm chế biến sâu, thuận lợi trong việc chế biến món ăn nhanh nhất.
Chính vì vậy, xuất khẩu tôm chế biến sang Mỹ vào dịp cuối năm, đặc biệt là lễ Giáng sinh, đón năm mới 2022 là cơ hội tốt để tăng sản lượng tôm xuất khẩu vì nhu cầu tiêu thụ tăng cao.