Theo đó, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 97 triệu USD, tăng nhẹ 8% trong khi tình hình xuất khẩu tôm sang EU ảm đảm, giảm 15% trong tháng 9.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) nhận định việc xuất khẩu tôm sang Mỹ và EU sẽ tăng mạnh trong quý 4/2021.
Nguyên nhân của việc tăng trưởng này là do tình hình dịch Covid-19 ở hai thị trường hiện đã được kiểm soát, dự báo nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh trong dịp lễ cuối năm.
Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 9, xuất khẩu tôm đạt 308 triệu USD, giảm 20% so với tháng 8.
Cụ thể, tôm thẻ chân trắng đạt 2,1 tỷ USD, tăng 10%, trong đó xuất khẩu tôm chân trắng sống/tươi/đông lạnh tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng so với tháng 8 vì nhu cầu tiêu thụ tại Mỹ tăng vào các dịp cuối năm như giáng sinh, tết dương dịch đang tới gần.
Không chỉ riêng Việt Nam, dữ liệu nhập khẩu tôm của Mỹ từ các nước đều ghi nhận tăng trưởng dương trong tháng 8 và tháng 9, và sẽ tiếp tục tăng.
Trong khi đó, xuất khẩu tôm sang EU lại chỉ đạt 49 triệu USD, giảm 15% so với tháng 8.
Giá các sản phẩm tôm của Việt Nam tại thị trường EU cao hơn so với giá tôm của Ấn Độ và Ecuador dù đã có những ưu đãi về thuế, đây là nguyên nhân khiến sản lượng tôm xuất khẩu sang EU giảm.
Tuy nhiên, nguồn dự trữ tôm của EU đang dần cạn kiệt, đây sẽ là lợi thế cho tôm xuất khẩu Việt Nam từ nay đến cuối năm.
Tại Việt Nam, dù đã nới lỏng giãn cách xã hội xong nhiều doanh nghiệp vẫn còn e dè trong việc sản xuất. Vì nguồn lao động vẫn đang thiếu hụt, chi phí sản xuất cao, đảm bảo phòng chống dịch gây ảnh hưởng nhiều đến khâu vận hành, sản xuất tôm tại ĐBSCL.