Để nắm được quy tắc chung khi nấu lẩu, hôm nay chúng tôi sẽ xin chia sẻ tới bạn bí kíp nấu nước lẩu ngon mà đơn giản, dễ làm.
1. Lưu ý hương vị của các loại nước lẩu
Mỗi loại lẩu sẽ có hương vị riêng, đặc trưng. Nếu bạn ăn lẩu cá, lẩu hải sản thì bạn cần nấu nước lẩu có vị đặc trưng chua chua, cay cay. Vị chua và cay sẽ có tác dụng giảm mùi tanh của cá và hải sản, giúp cho người ăn được trải nghiệm ẩm thực hấp dẫn hơn.
Với những loại lẩu cá này, bạn có thể dùng vị chua của gói lẩu thái, hay thêm nhiều cà chua, me,...Các loại rau sử dụng cho lẩu chua cay là rau thơm, cải, rau muống, các loại nấm,...
Tuy nhiên, lẩu gà thì không cần vị chua mà bạn nên thiên về vị cay nhiều hơn. Do đó, bạn chỉ nên cho vào vài lát cà chua tạo màu đỏ hấp dẫn cho món ăn là đủ. Đồng thời, bạn cũng nên bỏ nhiều sa tế và mua thêm ngải cứu để nhúng lẩu sẽ rất phù hợp, làm tăng thêm hương vị cho món ăn.
2. Cách làm nước lẩu đơn giản cho từng loại
Trong phần này, chúng tôi sẽ chia sẻ cách làm nước lẩu đơn giản với 3 loại lẩu thường gặp là lẩu gà, lẩu bò và lẩu chua cay.
2.1. Cách làm nước lẩu gà đơn giản
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Làm thịt một con gà rồi chặt thành từng miếng vừa ăn, sau đó ướp các gia vị trong khoảng nửa tiếng.
- Phần xương lợn sau khi đã làm sạch, bạn chần qua rồi ướp gia vị trước khi nấu.
Bước 2: Nấu lẩu
- Bạn phi thơm tỏi băm, đến khi chín vàng thì cho thịt gà, xương lợn và các nguyên liệu như gừng, sả, hành tây,...vào xào. Sau đó, bạn thêm nước vào đun sôi để làm nước dùng. Đừng quên hớt bọt trước khi tắt bếp
Lưu ý không để lửa to liên tục vì sẽ khiến thịt gà bị bở và tạo bọt nhiều. Chỉ om lẩu trong vòng nửa tiếng.
2.2. Cách nấu nước lẩu hải sản
- Với lẩu hải sản, cách làm nước lẩu đơn giản không kém vì bạn có thể sử dụng gói lẩu chua cay bán sẵn ở các quán tạp hóa.
Bước 1: Ninh xương
- Sơ chế xương lợn tương tự như cách nấu lẩu gà để nước lẩu cũng có vị ngọt tự nhiên. Với lẩu cá thì bạn lọc lấy thịt cá, ninh phần xương khoảng 40 phút để lấy nước dùng.
Bước 2: Nấu nước lẩu
- Phi thơm tỏi trên chảo dầu đến khi tỏi chín vàng, thêm sả, cà chua vào đảo đều và đun đến khi sôi. Khi ăn bạn bỏ sa tế vào, nhiều ít tùy theo sở thích.
- Những bữa lẩu như thế này sẽ phù hợp khi ăn kèm với mì, bún và các loại rau hay nấm,...
2.3. Cách nấu nước lẩu bò
- Đuôi bò rửa sạch và chặt khúc rồi đem xào lăn với tỏi băm và gừng giã nhỏ, thêm nước vào đun sôi.
- Lưu ý vặn lửa nhỏ khi nước đã sôi và để trong khoảng 1 tiếng cho nước lẩu ngọt.
- Thông thường, lẩu bò nên bỏ thêm quế và hồi để giúp nước lẩu thơm và loại bỏ mùi hôi. Bạn bọc quế và hồi trong túi lọc để khi nấu xong thì dễ dàng lấy ra.
- Món lẩu này sẽ ăn kèm với rau cải, các loại nấm hay đậu sống. Thịt bò chỉ cần nhúng một lúc là có thể thưởng thức.
3. Mẹo giúp nước lẩu trong
Có nhiều bí quyết làm nước lẩu ngon, trong và đẹp mắt hơn mà bạn có thể dễ dàng áp dụng. Cụ thể:
– Đối với xương hầm, sau khi đã rửa sạch, bạn phải cho vào nồi chần qua rồi mới ninh.
– Khi chế biến nước lẩu gà hoặc lẩu bò, bạn nên hầm qua 2 lần nước. Lần nước đầu tiên, bạn chỉ đổ nước xâm xấp mặt xương. Chờ tới khi nước sôi bạn lại đổ tiếp lần nước 2 và đun sôi trên lửa nhỏ trong khoảng 30 phút để nước thật ngọt.
– Còn với những loại củ có vị ngọt như cà rốt, củ cải trắng hay những gia vị có mùi thơm như quế, hồi, … bạn có thể bọc lại bằng túi sạch và thả vào nồi nước dùng đang nấu.
– Trước khi tắt bếp, bạn cho một quả trứng gà vào nồi nước dùng . Cách này sẽ giúp hút bọt nhanh chóng, sau đó bạn vớt hết trứng gà ra là xong.
Hi vọng rằng, với những công thức vừa chia sẻ về cách làm nước lẩu đơn giản, các bạn có thể cùng gia đình thưởng thức những bữa ăn ngon trong thời gian tới. Food Market chúc các bạn thành công và nhớ review lại kết quả cho chúng tôi nhé!
>>> Tham khảo video hướng dẫn cách làm nồi nước lẩu thập cẩm