1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
Với mỗi món lẩu khác nhau sẽ có những nguyên liệu khác nhau. Tuy nhiên, xương để hầm nước lẩu là một trong những nguyên liệu không thể thiếu đối với bất kỳ món lẩu nào. Mọi người có thể chọn xương heo hoặc xương gà đều được nhưng tuyệt đối không chọn xương đầu vì rất hôi.
Bên cạnh đó là các loại rau để nhúng lẩu và mì ăn kèm. Đặc biệt là các loại rau gia vị như gừng, sả, hành, ớt,... là không thể thiếu. Các loại gia vị gồm nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu và gói bột lẩu bạn cũng nên chuẩn bị đầy đủ nhé. Ngoài ra:
Với món lẩu lòng bò, chúng ta cần chuẩn bị thêm:
500g lòng bò non
200g dạ dày bò
300ml nước dừa tươi
Thêm 1 vài mảnh quế và 2 - 3 cánh hoa hồi
Nguyên liệu nấu lẩu gà gồm có:
500g thịt gà
Đậu phụ
Hành tây
Nấm hương
Nguyên liệu cho món lẩu Thái có:
Tôm sú khoảng 10 con
Nấm rơm
Ngao
Thịt bò
Ngoài ra là một ít lá chanh, sốt Thái Tom Yum, tương ớt Thái cho chuẩn vị
Nếu bạn muốn thưởng thức lẩu hải sản, có thể chuẩn bị các nguyên liệu sau:
Tôm
Mực
Cá
Ngao
Nấm các loại
Củ sen
Đậu hũ
Phô mai
Rượu nếp, rượu ngọt Mirin
Còn với món lẩu kim chi, nguyên liệu chuẩn bị sẽ gồm có:
300g kim chi làm từ cải thảo
300g thịt heo
Đậu phụ
Các loại nấm
Giá đỗ
Hành tây
2. Sơ chế các nguyên liệu như thế nào?
Bước thứ 2 trong cách làm lẩu là mọi người sẽ tiến hành sơ chế các nguyên liệu. Những nguyên liệu sau khi mua về bạn cần rửa sạch, thái nhỏ thành từng miếng vừa ăn và ướp với gia vị cho đậm đà. Riêng rau củ quả thì cần rửa và ngâm nước muối sau đó để ráo.
3. Cách làm lẩu ngon
Mỗi món lẩu khác nhau sẽ có hương vị khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, cách làm lẩu đều sẽ tương tự nhau. Trong đó, công việc cực kỳ quan trọng không thể ngó lơ chính là khâu chuẩn bị nước lẩu. Để chế biến nước lẩu ngon, mọi người cần ninh xương để nước có vị ngọt tự nhiên. Cụ thể:
Bước 1: Trần qua xương để loại bỏ mùi hôi. (Việc làm này chỉ áp dụng với xương lợn thôi nhé, còn nếu bạn dùng xương gà để ninh thì có thể bỏ qua bước này).
Bước 2: Ninh xương cùng với 1,5 lít nước để làm lẩu
Bước 3: Thêm gừng, sả, hành, gia vị và nêm nếm sao cho nước lẩu có vị chua vừa, ngọt thanh, đậm đà, hơi cay. Đồng thời, các gia vị như bột lẩu hay các loại sốt cũng nên cho vào và đun cùng cho nước lẩu đậm đà. Riêng với lẩu lòng bò thì bạn cần cho thêm quế và hoa hồi để lẩu không bị hôi.
Bước 4: Ninh nước lẩu trong khoảng thời gian 45 - 60 phút là có thể múc ra một nồi khác và nhúng rau, mì vào thưởng thức.
Bước 5: Riêng với lẩu hải sản thì trước khi nhúng rau, bạn có thể cho thêm một chút rượu để món lẩu hải sản không bị tanh.
4. Mách bạn cách làm lẩu cực ngon
Vì cách làm lẩu cần phải sử dụng đến nước xương là chính nên sẽ không tránh khỏi việc nước lẩu có bọt. Xét về tính thẩm mĩ, bọt xương trông sẽ không hề đẹp mắt. Để có thể loại bỏ được bọt xương, bạn để lửa thật to để nước dùng sôi, rồi chỉnh bếp về chế độ lửa nhỏ. Sau đó chờ khoảng vài phút cho bọt liên kết với nhau là có thể dùng thìa hớt bỏ bọt đi.
Còn nếu nước lẩu bị đục thì phải làm sao? Bí quyết vô cùng đơn giản, chúng ta có thể áp dụng 1 trong 3 cách thức sau đây:
Cách 1: Đợi cho nước lẩu nguội thì cho lòng trắng trứng đã được đánh tan vào. Sau đó bạn cho nước lẩu sôi lại rồi khuấy đều tay là các vẩn đục sẽ bám vào lòng trắng trứng. Lúc này, bạn chỉ cần hớt bỏ lòng trắng trứng là nước dùng sẽ trong trở lại.
Cách 2: Mọi người sử dụng thịt viên đã trộn với nấm hương và lòng trắng trứng thả vào nước lẩu. Lưu ý, chúng ta cần thả vào khi nước lẩu nguội và bật bếp đun sôi, vẩn đục sẽ bám vào thịt viên giúp nước dùng trong hơn.
Cách 3: Cách này áp dụng với nước dùng là nước gà. Khi nước lẩu gà bị đục, chúng ta chỉ cần cho xương gà vào đun cùng là nước lẩu sẽ trong trở lại.
Cách làm lẩu thập cẩm, lẩu hải sản, lẩu kim chi hay bất cứ món lẩu nào cũng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện đầy đủ các thao tác trên đây từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến bước sơ chế và khâu chế biến là đã có ngay một nồi lẩu thơm ngon rồi. Bỏ túi ngay 5 công thức làm lẩu của Food.com.vn chắc chắn cả gia đình bạn có ăn lẩu cả tuần cũng không cảm thấy chán ngán.