Nền văn hóa ẩm thực lâu đời
Từ khi đất nước được hình thành, nền ẩm thực Việt cũng theo đó ra đời. Trải qua năm tháng cùng với các giai thoại lịch sử, ẩm thực có nhiều thay đổi theo sự tiến bộ và óc sáng tạo của người.
Ngày nay, dân tộc Việt vẫn luôn gìn giữ những đặc sắc văn hóa ẩm thực truyền thống mà ông cha ta để lại. Tuy nhiên, không phải vì thế mà nói nền ẩm thực của nước ta đã lỗi thời, lạc hậu. Kế thừa và phát huy truyền thống, người Việt lại tiếp tục sáng tạo và đón nhận những tinh hoa ẩm thực từ các nước để làm nên những món ăn độc đáo.
Ẩm thực có sự phong phú, đa dạng
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nền ẩm thực phong phú và đa dạng trên thế giới. Việt Nam có 63 tỉnh thành với 54 dân tộc anh em sinh sống dọc theo chiều dài đất nước từ Bắc vào Nam. Mỗi nơi, mỗi dân tộc lại có những cách chế biến món ăn từ nguyên liệu khác nhau.
Chính điều này đã tạo nên một nền ẩm thực Việt Nam không chỉ hấp dẫn mà còn có phong phú theo đặc trưng riêng của từng vùng miền, từng dân tộc. Nhiều chuyên gia ẩm thực trong nước đã có ý kiến rằng, Việt Nam có thể chiêu đãi thực khách quốc tế hàng chục bữa mà không sợ trùng lặp món ăn. Điều này chứng tỏ được độ đa dạng của nền ẩm thực Việt với thế giới.
Cách chế biến món ăn
Việt Nam là quốc gia có nền văn minh lúa nước hàng ngàn năm, chính vì vậy mà bất kể các lễ hội truyền thống nào cũng không thể thiếu vắng các món nấu từ gạo. Người Việt nam có nhiều cách khác nhau để nấu cơm vô cùng độc đáo. Bên cạnh cách nấu cơm thông thường của mọi người dân trong cả nước thì một số nơi lại sáng tạo về hình thức nấu hay nguyên liệu đi kèm, nước nấu gạo,...
Nếu nói về món ăn truyền thống từ gạo của người Việt thì chắc chắn phải nói đến bánh chưng, bánh tét, những món ăn đại diện cho đất trời theo quan niệm người xưa. Những món ăn nhìn có vẻ đơn giản nhưng lại đòi hỏi công đoạn làm bánh công phụ, khéo léo. Nhân bánh có thể làm từ nhân thịt hoặc đậu xanh, bên ngoài là gạo và bao bọc trong lá chuối, dùng dây lạc bó chặt.
Hương vị hài hòa, tốt cho sức khỏe
Từ những món đơn giản cho đến cầu kỳ, người Việt Nam đều có sự phối hợp hài hòa giữa ngũ vị chua, cay, mặn, ngọt, đắng. Chính vì vậy mà những du khách nước ngoài thường rất bất ngờ và ấn tượng bởi cách chế biến, tẩm ướp gia vị của người Việt. Ẩm thực Việt được tạo nên từ triết lý âm - dương tương tự như các nước Châu Á. Những món có tính thanh mát như vịt, ốc thường sẽ kết hợp gia vị có tính nóng như rau răm, gừng, sả, ớt,... Đấy là điều đặc biệt nổi bật chỉ có tại Việt Nam.
Với nguyên liệu đa dạng, chủ yếu từ rau, củ, hải sản, cá, thịt,... người dân Việt luôn có cách biến tấu và kết hợp để làm nên những món ăn vô cùng hấp dẫn. Hơn nữa, ẩm thực Việt Nam trên thế giới được đánh giá là ít mỡ, tốt cho sức khỏe. Khác với nhiều nước phương Tây sử dụng nhiều nguyên liệu từ thịt hoặc dầu mỡ như Trung Quốc, món Việt lại ưu tiên thực phẩm hạn chế chất béo, kết hợp nhiều thành phần thay thế nhằm cân bằng dưỡng chất.
Người Việt xưa qua niệm ăn uống là để no nên yếu tố đặc lên hàng đầu là món ăn phải ngon. Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng văn minh, hiện đại, ẩm thực phát triển lên một tầm cao mới, người Việt cũng đã có những thay đổi trong suy nghĩ. Để có một cuộc đời trọn vẹn, hạnh phúc và sức khỏe thì ăn không chỉ cần ngon mà còn phải bổ dưỡng.
Sinh hoạt ăn uống của người Việt
Một trong những đặc điểm nổi bật về ẩm thực Việt Nam trong mắt du khách quốc tế là sinh hoạt ăn uống của người dân. Những văn hóa ăn uống từ lâu đời và vẫn được phát huy trong thời buổi hiện nay của dân tộc Việt Nam là:
- Ăn cơm bằng đũa là thói quen của người Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được dạy về thói quen sinh hoạt này. Nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng gặp thức ăn bằng đũa cũng là cả một nghệ thuật bởi phải biết cách giữ chặt để không làm rơi thức ăn.
- Dọn thành mâm cơm là nét đặc trưng mà bạn có thể bắt gặp ở mọi nơi, mọi gia đình và bữa cơm hàng ngày của người Việt. Mâm cơm thể hiện sự sung túc của gia đình, mọi người quây quầng bên nhau, gia đình hạnh phúc, đầm ấm.
- Tính cộng đồng trong bữa ăn Việt được thể hiện rõ trên mâm cơm. Tất cả các món ăn dùng chung với cơm đều được dọn chung một mâm. Mỗi thành viên sẽ có thêm một bác nhỏ để xới thức ăn khi dùng. Ngay cả nước chấm vẫn dọn chung vào một chén rồi từng người múc ra chén riêng.
- Hiếu khách là tính cách trong mỗi người dân Việt Nam. Lời mời chào trong bữa ăn thể hiện sự tôn trọng mà gia chủ dành cho khách đến thăm nhà. Mọi người vui vẻ, cởi mở, gắp thực ăn cho nhau và thường dành phần ngon cho khách chính là đặc điểm mà bạn có thể gặp trong bữa ăn của gia đình Việt.
Cách thưởng thức ẩm thực của người Việt
Ẩm thực Việt Nam và thế giới luôn có sự khác nhau rõ rệt, đặc biệt là về cách cảm nhận, thưởng thức từng món ăn. Với người Việt Nam, món ăn không chỉ thưởng thức qua vị giác mà phải kết hợp cả 5 giác quan của cơ thể.
- Điều đầu tiên là thưởng thức tác phẩm nghệ thuật từ người đầu bếp bằng mắt. Chính vì vậy, những món ăn được trình bày đẹp mắt, hài hòa màu sắc và nguyên liệu sẽ gây kích thích đến khó cưỡng.
- Mắt nhìn mũi ngửi. Mùi thơm của món ăn lan tỏa trong không khí sẽ làm nao núng chiếc bụng của bất kỳ ai vô tình ngang qua.
- Bạn có biết, người Việt còn ăn bằng tai hay không? Nghe thì lạ nhưng thật ra, âm thanh giòn tan của món ăn khiến bạn vô thức phải chảy nước bọt.
- Chắc hẳn đã không ít lần bạn nghe đến câu “ăn bốc ngon hơn”. Món số món ăn Việt thay vì dùng đũa ăn như bình thường thì việc sử dụng tay lại cho cảm giác ngon miệng hơn.
- Cuối cùng, bất kể món ăn nào kể cả ẩm thực Việt Nam và thế giới thì điều quan trọng nhất vẫn là chiếc lưỡi nhạy bén để cảm nhận hết hương vị, độ tinh túy của tác phẩm nghệ thuật tạo ra người nấu.
Một ăn được bài trí theo óc sáng tạo của người đầu bếp, tự do nhưng rất hài hòa, hương thơm ngay ngất, tiếng nhai “rôm rốp” cùng mùi vị đậm đà là điểm nổi bật lấy lòng mọi du khách quốc tế khi nói đến ẩm thực Việt.