Giá cao su thế giới hôm nay 3/9
Tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Osaka giao dịch ở mức 193,0 Yen/kg, tăng 0,1 so với phiên giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 10/2021 đạt mức 197,0 Yen/kg, tăng 0,7 Yen so với phiên giao dịch trước đó; kỳ hạn tháng 11/2021 đạt mức 201,7, giảm 0,2 Yen so với phiên giao dịch trước đó.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su giao kỳ hạn tháng tháng 9/2021 ghi nhận mức 12.865 Nhân dân tệ/tấn, giữ nguyên so với phiên giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 10/2021 ở mức 12.905 Nhân dân tệ/tấn, giữ nguyên so với giao dịch trước đó, kỳ hạn tháng 11/2021 ở mức 12.920 Nhân dân tệ/tấn, giữ nguyên so với giao dịch trước đó.
Giá cao su trong nước hôm nay 3/9
Từ đầu tháng 8/2021 đến nay, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước không có nhiều biến động.
Theo đó, giá mủ cao su tươi hôm nay 3/9 tại Bình Phước được các thương lái thu mua giao động từ 320 - 327 đồng/ độ mủ.
Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng (Bình Phước) niêm yết ở mức 325 đồng/độ mủ.
Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu dao động khoảng 337-340 đồng/độ mủ.
Tại Đắk Lắk, giá mủ chén đầu cũng ghi nhận mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại.
Việt Nam tăng nhập khẩu cao su thiên nhiên
Cao su thiên nhiên (sản phẩm từ cây cao su) và cao su tổng hợp (sản phẩm từ dầu thô) là 2 nguồn nguyên liệu chính của ngành chế biến sản phẩm cao su như lốp xe, găng tay, phụ kiện kỹ thuật, đế giày, băng tải, nệm gối, chỉ thun…
Trên thế giới, mức tiêu thụ cao su tăng dần trong giai đoạn 2015-2018, nhưng giảm trong năm 2019 và 2020 do tác động của dịch bệnh Covid-19, đặc biệt làm suy yếu ngành chế tạo lốp xe khi giao thông, vận tải bị hạn chế.
Mặc dù mức tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới giảm nhưng Việt Nam vẫn tăng xuất khẩu trong giai đoạn 2015-2020 với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) khoảng 9,0%.
Dự kiến xu hướng nhập khẩu cao su thiên nhiên vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong tương lai khi toàn bộ diện tích cao su của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Campuchia và Lào được đưa vào thu hoạch.
Do ngành hóa dầu trong nước chưa tập trung sản xuất cao su tổng hợp nên trong những năm qua, nhập khẩu cao su tổng hợp vào Việt Nam cũng cũng tăng.
Theo đó, từ năm 2015-2019, lượng cao su tổng hợp nhập khẩu vào Việt Nam luôn cao hơn lượng cao su thiên nhiên nhập khẩu.
Tuy nhiên, đến năm 2020, xu hướng này ngược lại và có thể tiếp tục tương tự trong các năm sau. Nguyên nhân là bởi các dự án cao su được đầu tư ở Campuchia và Lào đã giúp Việt nam tăng tạm nhập tái xuất cao su thiên nhiên.