Cách làm lẩu vịt thập cẩm vừa ngon vừa bổ dưỡng mà bạn cần biết

Lẩu vịt là một trong những món lẩu không còn xa lạ với nhiều người bởi cách làm lẩu vịt thập cẩm không khó, nguyên liệu cũng dễ tìm. Chính vì thế nhiều gia đình lựa chọn tự chế biến lẩu vịt tại nhà vừa đảm bảo vệ sinh vừa ngon miệng.

1. Nguyên liệu làm lẩu vịt thập cẩm

- Thịt vịt: 1 con khoảng 2 kg

- Khoai môn hoặc khoai sọ: 600 gram

- Dấm bỗng hoặc mẻ lọc lấy nước

- Nấm hương, nấm rơm, nấm kim châm

- Các loại rau củ gồm: Rau muống, cà rốt, hành khô, hành tím, hành tây

- Dừa xiêm: 2 quả (bạn có thể thay thế bằng nước cốt dừa)

- Gia vị gồm: Hạt tiêu, đường muối, bột ngọt và bột năng

- Mì tôm hoặc mì gạo, bún (tùy sở thích)

- Váng đậu

Nguyên liệu làm lẩu vịt thập cẩm

2. Một số thông tin về thịt vịt bạn cần biết

Thịt vịt là 1 trong số các loại gia cầm hết sức phổ biến ở nước ta và được dùng làm thực phẩm hằng ngày trong các gia đình trên mọi miền đất nước. Theo quan niệm Đông y, thịt vịt có vị ngọt, tính hàn, khi ăn sẽ giúp tư âm, giải độc,… Nếu thường xuyên sử dụng thịt vịt trong các bữa ăn sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch, ung thư, lao phổi. 

Bên cạnh đó, thịt vịt cũng là thực phẩm rất tốt cho những bệnh nhân bị suy nhược thể chất, cơ thể phù nề, biếng ăn, phụ nữ kinh nguyệt không đều hoặc các bà mẹ sau sinh bị thiếu sữa,…

3. Cách làm lẩu vịt thập cẩm thơm ngon hấp dẫn

3.1. Bước 1: Sơ chế thịt vịt

Muốn áp dụng thành công cách làm lẩu vịt thập cẩm ngon và chuẩn vị, cần quan tâm trước hết khâu sơ chế vịt làm sao để đảm bảo khử sạch mùi hôi. Trước tiên, dùng muối trắng sát xung quanh vịt thật đều rồi bóp kỹ để mùi hôi được khử sạch. 

Ngoài muối trắng thì rượu trắng hoặc nước gừng xoa đều và bóp kỹ cũng giúp khử mùi hôi của vịt. Sau khi đã bóp kỹ, bạn đem vịt rửa sạch với nước, rồi chặt từng miếng vừa ăn.

Các bước làm lẩu vịt thập cẩm

3.2. Bước 2: Ướp thịt vịt

Mặc dù khâu ướp thịt không có nhiều thành phần hay điểm đặc biệt cần lưu ý, nhưng đây lại là khâu vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới hương vị của nồi lẩu vịt, liệu có ngon và đậm đà hay không.

Công thức ướp thịt vịt như sau: Bạn cho thịt vào tô hoặc nồi, thêm 1 chút muối + nước mắm + hạt tiêu + tỏi băm nhỏ và 1 ít dấm bỗng, sau đó trộn đều gia vị và thịt, để ướp trong khoảng 30 phút giúp cho thịt được thấm đều.

Lưu ý: Bạn có thể dùng nước me đã được lọc trong để ướp thịt vịt thay vì sử dụng dấm bỗng. 

3.3. Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu khác

Khoai và cà rốt: gọt vỏ rồi rửa sạch với nước, thái từng miếng vừa ăn. Để miếng khoai và cà rốt trông ngon mắt, bạn có thể trổ tài tỉa hoa thành các hình bắt mắt theo ý thích của mình.

Các loại nấm: cắt hết chân nấm, ngâm với nước lạnh sau đó rửa thật sạch với nước, để ráo nước.

>>> #Xem #Thêm Video hướng dẫn cách làm lẩu vịt thập cẩm

3.4. Bước 4: Nấu lẩu vịt

Công đoạn quan trọng trong cách làm lẩu vịt thập cẩm. Bạn bắc nồi sạch lên bếp, thêm dầu, đun nóng rồi phi thơm tỏi. Khi tỏi thơm vàng, cho thịt vịt đã thấm gia vị vào xào cho tới khi thịt săn lại, ngửi thấy mùi thơm thì trút thêm cà rốt, khoai môn, khoai tây vào và tiến hành xào chung. 

Đảo đều các nguyên liệu trong khoảng 5-7 phút, rồi thêm nước dừa vào nồi, căn chỉnh sao cho nước dừa vừa ngập xăm sấp các nguyên liệu trong nồi.

Vặn lửa nhỏ, ninh thêm khoảng 15 phút để thịt vịt nhừ và nước được ngọt đươm. Cuối cùng, bạn thêm hành và mùi tàu vào nồi, đảo đều và tắt bếp.

Thành phẩm của món lẩu vịt

3.5. Bước 5: Thưởng thức lẩu vịt.

Chuẩn bị nồi và bếp (bếp ga mini hoặc bếp từ đều được nhé). Đặt bếp và nồi lên bàn, bày các loại rau ăn kèm, nấm, mì lên bàn quanh bếp lẩu. Bật bếp và nấu cho nồi lẩu sôi trở lại để tiến hành nhúng nguyên liệu. Khi thấy các nguyên liệu đã chín thì bạn gắp ra và thưởng thức.

Dùng mì tôm hoặc bún ăn với nước dùng của lẩu vịt sẽ rất ngon đấy, đặc biệt là ăn bún nha mọi người.

4. Thành phẩm của món lẩu vịt

Sau khi hoàn thành cách làm lẩu vịt thập cẩm, bạn sẽ có nồi lẩu vịt bốc khói nghi ngút, thơm lừng vô cùng hấp dẫn nhờ sự kết hợp giữa hương vị béo ngậy của nước dừa, từng thớ thịt vịt đều chín mềm nhưng khi ăn vẫn thấy độ dai ngon hấp dẫn.

Bên cạnh đó, khi ăn những miếng khoai môn, khoai sọ được nấu chín dẻo quánh, bùi bùi cộng thêm rau muống tươi ngon, giúp cho món lẩu vịt càng có hương vị thơm ngon riêng hết sức đặc trưng.

Nước lẩu vịt đạt chuẩn sẽ hơi sệt sệt, khi ăn bạn sẽ cảm nhận vị ngọt tự nhiên được tạo nên từ vịt rất đậm đà, hấp dẫn. Khi thưởng thức bạn chắc chắn sẽ rất mê mẩn món ăn này.

Như vậy chúng tôi vừa chia sẻ với các bạn cách làm lẩu vịt thập cẩm chi tiết nhất cùng một số thông tin liên quan. Bạn cũng thấy lẩu vịt thập cẩm nghe có vẻ phức tạp nhưng lại rất dễ làm phải không. Hãy chuẩn bị các nguyên liệu theo hướng dẫn và tự chế biến món lẩu vịt theo công thức ở trên để chiêu đãi cả nhà vào dịp cuối tuần nhé!

Theo Food.com.vn 

Đánh giá:  
3.3 / 5  (32 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật