Cập nhật giá cao su thế giới
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su giao kỳ hạn tháng tháng 8/2021 ghi nhận mức 13.250 Nhân dân tệ/tấn, giảm 40 Nhân dân tệ so với phiên giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 9/2021 ở mức 13.320 Nhân dân tệ/tấn, giảm 45 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó, kỳ hạn tháng 10/2021 ở mức 13.345 Nhân dân tệ/tấn, giảm 60 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó.
Tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 8/2021 trên sàn Osaka giao dịch ở mức 201 Yen/kg, giảm 12,5 Yen so với phiên giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 9/2021 đạt mức 204,4 Yen/kg, giảm 11,7 Yen so với phiên giao dịch trước đó; kỳ hạn tháng 10/2021 đạt mức 206,7, giảm 12,8 Yen so với phiên giao dịch trước đó.
Giá cao su giao dịch tại Nhật Bản giảm mạnh sau khi hãng sản xuất ô tô Toyota thông báo kế hoạch giảm sản lượng ở các cơ sở trên toàn cầu do sự thiếu hụt chip nghiêm trọng.
Toyota cho biết sẽ giảm sản lượng trên phạm vi toàn cầu trong tháng 9 tới, với mức giảm 40% so với kế hoạch trước đó.
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ kéo dài tình trạng khẩn cấp vì Covid-19 ở các khu vực bao gồm Tokyo đến giữa tháng 9 cũng như mở rộng thêm một số khu vực khác.
Cập nhật giá cao su trong nước
Từ đầu tháng 8/2021 đến nay, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước không có nhiều biến động.
Theo khảo sát, giá mủ cao su tươi hôm nay tại Bình Phước được các thương lái thu mua giao động từ 300 - 315 đồng/ độ mủ.
Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng (Bình Phước) niêm yết ở mức 325 đồng/độ mủ.
Tại Đắk Lắk, giá mủ chén đầu cũng ghi nhận mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại.
Dự báo về nhu cầu nhập khẩu cao su của Ấn Độ
Sau khi chứng kiến sự sụt giảm trong 6 năm, nhu cầu lốp xe ở Ấn Độ năm 2021 tăng, đúng lúc nguồn cung và sản xuất cao su trong nước bị ảnh hưởng do những biện pháp hạn chế chống Covid-19.
Các chuyên gia trong ngành đang hy vọng, nhu cầu lốp xe sẽ ở Ấn Độ cải thiện đáng kể trong những tháng tới và phản ứng tích cực trong tháng 6/2021 được xem là một dấu hiệu tốt cho xu hướng này.
Theo Rajiv Budhraja, Tổng Giám đốc Hiệp hội các nhà sản xuất lốp xe ô tô tại Ấn Độ, những thách thức phải đối mặt trong chuỗi cung ứng nguyên liệu thô là mối quan ngại cho nhu cầu ngày càng tăng đối với lốp xe. Để cân bằng điều này, ngành công nghiệp đang xem xét khả năng nhập khẩu cao su tự nhiên.
Trong vài năm trở lại đây, do sản lượng cao su tự nhiên trong nước tăng nên nhập khẩu cao su đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, do tác động tiêu cực của Covid-19, ngành săm lốp đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh 10% trong năm tài chính 21 với tổng lượng nhập khẩu là 4,1 vạn tấn nguyên liệu thô. Đây là con số thấp nhất trong vòng 6 năm trở lại đây.
Do sản xuất trong nước sụt giảm, ngành săm lốp đã phải nhập khẩu ồ ạt 5,82 vạn tấn nguyên liệu thô trong giai đoạn 2018-19.
Ngoài ra, do giá quốc tế tăng và nhu cầu săm lốp giảm nên nhập khẩu cao su thiên nhiên giảm đáng kể trong năm tài chính 22.
Tại Kerala, nhà sản xuất nguyên liệu thô lớn nhất, số ca Covid-19 tăng đột biến đã cản trở việc khai thác, và những trận mưa lớn khiến tình trạng này thậm chí còn tồi tệ hơn.
Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) cho biết, giá nguyên liệu thô toàn cầu sẽ không sớm sụt giảm. Điều này là do trong khi các thị trường như Ấn Độ, Mỹ và châu Âu có thể chứng kiến sự tăng trưởng về nhu cầu, thì nhu cầu sẽ vẫn trì trệ ở Trung Quốc, nơi tiêu thụ 40% sản lượng lốp xe toàn cầu.
Ngoài ra, những hậu quả khác của đại dịch như thiếu chip bán dẫn, đồng USD mạnh lên, tình trạng hậu cần bị gián đoạn, chi phí vận chuyển tăng vọt bất thường… sẽ cản trở giá cao su tăng mạnh.