Ngày 31.7, diễn biến giá dầu thô tăng giảm trái chiều. Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI tiến 19 cent lên 73,81 USD/thùng, dầu Brent lại lùi 19 cent về mức 75,22 USD/thùng. So sánh với giả cả thị trường chung thì giá dầu có sự tăng nhẹ khoảng 2% so với giá dầu tuần trước.
Giá dầu theo đó giảm mạnh vài phiên trong tuần trong khi thị trường lo ngại trước việc Quỹ Tiền tệ quốc tế hạ dự báo tăng trưởng tại các nước châu Á. Nhờ thông tin tăng trưởng kinh tế tích cực từ châu Âu giá dầu ngày 31/7 đã bật ngược trở lại với đườn đua tăng giá. Tín hiệu đáng mừng từ dữ liệu GDP của các quốc gia châu Âu tăng trưởng đã giúp cho giá cả thị trường dầu thô khởi sắc. GDP quý 2 của Tây Ban Nha tăng gần 20% so cùng kỳ, GDP quý 2 của Pháp tăng 0,9%, cao hơn mức dự báo 0,1%; của Ý tăng 17,3%... Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu hôm nay bị kìm hãm do dữ liệu tăng trưởng kinh tế tại Mỹ lại có dấu hiệu chậm lại, GDP quý 2 của Mỹ chỉ tăng 6,5% so với quý 1 và thấp hơn nhiều con số dự báo 8,5% trước đó. Dự báo số trợ cấp thất nghiệp là khoảng 380.000 người trong tuần, nhưng tuần qua vọt lên mức 400.000 đơn, cao hơn dự báo.
Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ dầu thô ở Trung Quốc và Ấn Độ đều giảm mạnh do dịch bệnh Covid-19 đang tái diễn bùng phát tại nhiều tỉnh, thành phố do biến chủng Delta mặc dù đây là 2 quốc gia tiêu thụ dầu lớn của thế giới . Theo Reuters, sau Trung Quốc, Ấn Độ đang cân nhắc mở kho dự trữ xăng dầu quốc gia với nỗ lực bán dầu thô giá thấp cho các nhà máy lọc dầu trong nước khi giá dầu thế giới đang tăng cao. Hiện tại kho dự trữ xăng dầu chiến lược của Ấn Độ đã cán mốc con số 36,5 triệu thùng dầu thô. Quốc gia này hiện là thị trường tiêu thụ xăng dầu lớn thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc.
Trong nước, ngày 31.7, giá bán lẻ xăng dầu phổ biến trên thị trường như sau: xăng E5 RON92 20.498 đồng/lít, xăng RON95 21.681 đồng/lít, dầu diesel 16.375 đồng/lít, dầu hỏa 15.398 đồng/lít, dầu mazut 15.522 đồng/kg.