Tình hình thế giới 24h qua: Nhận định của WHO về dịch bệnh Covid-19

Phát biểu trong một cuộc họp báo, Giám đốc điều hành Chương trình khẩn cấp y tế thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Mike Ryan cho rằng hy vọng tiêu diệt được hoàn toàn virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 đang tắt dần và các nước trên thế giới phải học cách sống chung với virus.

[Tin thế giới] Thực tế cho thấy, nhiều quốc gia hiện nay đã chủ động vạch ra lộ trình như vậy, điển hình nhất phải kể đến Anh đã mở cửa gần như hoàn toàn hồi tháng 7. Tuy nhiên, để đảm bảo con người có thể đạt được trạng thái bình thường mới và thực sự đủ khả năng phản ứng trong kịch bản một đại dịch với sức tàn phá tương tự dịch COVID-19 càn quét xã hội một lần nữa thì phải có sự chung tay của cộng đồng quốc tế nhằm thúc đẩy những thay đổi sâu rộng, cấp thiết đối với trật tự thế giới.

Chỉ tính riêng trong năm 2020, tăng trưởng toàn cầu sụt giảm 4,4% do ảnh hưởng của dịch COVID-19, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB). Đáng lo ngại hơn, WB ước tính có hơn 100 triệu người trong năm ngoái rơi vào tình trạng cực kỳ nghèo đói, khiến tỉ lệ đói nghèo toàn cầu sau hơn 20 năm giảm liên tiếp nay tăng trở lại.

Đến nay, các biện pháp giảm thiểu tác động của đại dịch hầu hết đều diễn ra theo kiểu “nước nào tự lo dân nước đó”. Những nước phát triển như Mỹ với tiềm lực mạnh thì đủ khả năng tung ra các gói cứu trợ kinh tế có thể chiếm tới 20%-25% GDP nhưng các nước nhỏ hơn thì chỉ có thể huy động được trong khoảng 2%-6% GDP. Dòng tiền viện trợ từ các tổ chức quốc tế lẫn từ chính những nước phát triển suốt gần hai năm qua cũng không thể lấp đầy khoảng cách như vậy.

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 14/9 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 225.943.674 ca, trong đó có 4.651.105 người tử vong.

Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh trong ngày đang có dấu hiệu chững lại trên phạm vi toàn cầu, những vùng dịch “nóng nhất” ở châu Á và châu Âu, trong khi số ca tử vong cũng có xu thế giảm.

Mỹ: Hiệu quả phòng dịch ở những bang có tỉ lệ tiêm chủng cao nhất

Mỹ vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất với 42.013.330 ca mắc và 679.287 ca tử vong. Kết quả cuộc thăm dò dư luận được công bố ngày 13/9 cho thấy đa số người Mỹ ủng hộ việc tiêm chủng cho những người đến nơi làm việc, đến trường học và tham dự các sự kiện thể thao.

Hiện nay, Vermont, Connecticut và Massachusetts là 3 bang ở Mỹ đã tiêm chủng cho 2/3 người dân trong bang, theo số liệu của Trung tân Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).

Ở Massachusetts, số ca nhiễm mới trung bình trong 7 ngày là 1.129, giảm so với một tuần trước đó (1.545). Số ca bệnh phải điều trị tại bệnh viện ở bang hiện chỉ là hơn 624, tính đến ngày 9/9. Đa số là người chưa từng tiêm vaccine, với 168 bệnh nhân cần điều trị tích cực và 86 cần thở máy.

Ở Connecticut, số ca nhiễm mới của bang đã giảm chỉ còn hơn 600. 9/9 là ngày gần nhất bang này ghi nhận ca tử vong vì Covid-19 với 22 ca. Ở Vermount, bang miền đông bắc nước Mỹ với hơn 623.000 dân, hôm 11.9 ghi nhận 199 ca nhiễm Covid-19 mới. Tổng số ca tử vong ở bang kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào năm ngoái là 287.

Đây là 3 bang có số ca nhiễm Covid-19 mới thấp nhất trên bình quân đầu người trong tuần qua. Vermont có số ca nhiễm Covid-19 trên 100.000 dân là 125, bang Connecticut là 106 ca/100.000 dân và Massachusetts là 166 ca/100.000 dân

Ở nhiều bang khác, số trường hợp chưa tiêm chủng nhập viện làm tăng gánh nặng cho các bệnh viện.

Trung Quốc nhận định làn sóng dịch mới do biến thể Delta có thể đã ngầm lây lan trong trường học

Kể từ khi đợt dịch COVID-19 mới bùng phát tại thành phố Phủ Điển, tỉnh Phúc Kiến, hôm 10/9 đến nay, Trung Quốc đã ghi nhận 64 ca nhiễm mới liên quan, trong đó ít nhất 18 học sinh tiểu học đã được xác nhận nhiễm bệnh.

Trong thông báo của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Phủ Điền công bố hôm 12/9 cho thấy có 15 học sinh của trường tiểu học trên được xác nhận nhiễm bệnh, trong đó có 10 học sinh bị nhiễm bệnh không triệu chứng. Độ tuổi của các ca bệnh này là từ 9-12, điều đó có nghĩa đợt dịch mới đã lây lan ở nhiều lớp của trường.

Giới chức địa phương đã tiến hành siết chặt các biện pháp phòng chống sự lây lan của dịch bệnh, gồm hạn chế đi lại nghiêm ngặt và đóng cửa các loại hình không thiết yếu như rạp chiếu phim, quán bar,... đồng thời yêu cầu đẩy mạnh tốc độ tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho những người từ 12-17 tuổi và các giáo viên trên địa bàn.

Kết quả giải trình tự gen các mẫu bệnh cho thấy chuỗi lây nhiễm lần này ở thành phố Phủ Điền cũng do biến thể Delta. Sự việc xảy ra khoảng 1 tháng sau khi Trung Quốc kiểm soát thành công đợt bùng dịch tồi tệ do biến thể Delta ở thành phố Nam Kinh.

Trung Quốc hiện ghi nhận tổng cộng 95.248 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 4.636 trường hợp tử vong.

Hàn Quốc gia hạn cảnh báo "Chú ý đặc biệt về du lịch"

 

Ở Hàn Quốc, Bộ Ngoại giao nước này ngày 13/9 quyết định gia hạn cảnh báo "Chú ý đặc biệt về du lịch" đến hết ngày 13/10 tới. Cảnh báo này áp dụng với tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết sẽ tiếp tục thu thập ý kiến của cơ quan phòng dịch, các ban ngành hữu quan, cơ quan đại diện ngoại giao của Hàn Quốc đóng tại nước ngoài, đồng thời xem xét tỷ lệ tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 ở cả trong và ngoài nước, cũng như thỏa thuận công nhận chứng nhận tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 với các nước để tiến tới dỡ bỏ dần lệnh này.

Australia sẽ mở rộng chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho cả trẻ em 

 

Australia ngày 13/9 thông báo nới lỏng các qui định phong tỏa phòng dịch COVID-19  đối với những người tại Sydney đã tiêm đủ liều vaccine, theo đó cho phép người dân được đi cắm trại theo nhóm nhỏ, lần đầu tiên sau nhiều tháng. Trong bối cảnh đảm bảo được nguồn cung bổ sung nhằm tăng tốc chương trình tiêm vaccine, ngày 13/9, Australia sẽ mở rộng chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19, trong đó có khoảng 1 triệu trẻ trong độ tuổi từ 12-15.

Hiện Australia đang nỗ lực khống chế làn sóng lây nhiễm thứ 3 của dịch COVID-19, do sự lây lan của biến thể Delta. Không chỉ đóng cửa các thành phố lớn nhất gồm Sydney và Melbourne, Australia còn đang đẩy nhanh chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19. Theo kế hoạch đưa đất nước thoát ra khỏi đại dịch của Thủ tướng Morrison, Australia sẽ bắt đầu mở cửa trở lại theo từng giai đoạn, khi có 70% số người trưởng thành được tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19.Australia ghi nhận thêm 1.745 ca mắc COVID-19, đưa tổng số ca mắc tại nước này lên hơn 75.300 ca.

Tại châu Âu, nhiều nước bắt đầu áp đặt các qui định phòng dịch mới

Hà Lan bắt đầu bãi bỏ quy định về khoảng cách 1,5 m giữa mọi người. Tuy nhiên, giấy chứng nhận an toàn với COVID-19 sẽ bắt buộc với những người từ 13 tuổi trở lên, đặc biệt tại quán cà phê, phòng hòa nhạc, nhà hát. Khẩu trang vẫn bắt buộc sử dụng trên phương tiện công cộng, nhất là tại các nhà ga, bến tàu. Nhà hàng vẫn phải đóng cửa từ 0h00 tới 6h. Làm việc từ xa vẫn được khuyến khích nếu có thể. Các biện pháp phòng chống virus SARS-CoV-2 cơ bản như rửa tay thường xuyên, ho và hắt hơi vào khuỷu tay và ở nhà nếu có các triệu chứng, cũng vẫn có hiệu lực..

Tại Bồ Đào Nha, quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới và số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới đã giảm, kể từ ngày 13/9, không bắt buộc đeo khẩu trang khi ra ngoài trời. Biện pháp này được dỡ bỏ do Quốc hội không gia hạn luật bắt buộc đeo khẩu trang trên đường phố kể từ cuối tháng 10/2020. Tuy nhiên, Tổng cục Y tế vẫn khuyến cáo nên đeo khẩu trang trong trường hợp tụ tập đông người hoặc khi không thể tuân thủ giãn cách xã hội.

Trong khi đó, Hy Lạp bắt buộc xét nghiệm và trả phí đối với trường hợp không tiêm chủng. Vào ngày tựu trường truyền thống, Hy Lạp đã áp dụng việc xét nghiệm bắt buộc và tính phí đối với tất cả những người chưa tiêm chủng, cho dù họ là nhân viên của khu vực công hay tư, học sinh và sinh viên, trên phương tiện giao thông hoặc trong không gian kín, công cộng. Chi phí xét nghiệm kháng nguyên và PCR, hiện do các cá nhân phải trả, được quy định mức trần lần lượt là 10 và 60 euro.

Ngày 13/9, Chính phủ Nga thông báo nước này sẽ nối lại các chuyến bay chở khách với Tây Ban Nha, Iraq, Kenya và Slovakia từ ngày 21/9, cũng như sẽ tăng số lượng các sân bay được phép có các chuyến bay đến Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập.

Điểm nóng dịch bệnh ở Đông Nam Á

Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á tiếp tục là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này tiếp tục cho thấy tín hiệu hiệu hạ nhiệt, khi số ca mắc và tử vong bắt đầu giảm nhanh. Có thể nói Indonesia đã qua đỉnh dịch này.

Trong khi đó, diễn biến dịch vẫn nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Trong 1 ngày qua, nước này ghi nhận số ca tử vong vẫn ở mức cao và ca mắc mới cao thứ ba khu vực và tăng mạnh trở lại.

Lào ghi nhận 198 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên tới 17.555 ca, trong đó có 16 người tử vong. Bộ Y tế Lào nhấn mạnh tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, trong khi nhiều tỉnh ở Lào vẫn tiếp tục ghi nhận các cụm dịch trong cộng đồng. Tỉnh Khammuan là tỉnh có số ca cộng đồng cao nhất cả nước trong 1 ngày, với 43 ca. Riêng thủ đô Viêng Chăn có 9 ca lây nhiễm trong cộng đồng, khiến số bản được đưa vào danh sách đỏ gia tăng. Bộ Y tế Lào cho biết đang xem xét nâng cấp độ nguy cơ lây nhiễm ở một số địa phương nếu tiếp tục không áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt và người dân không hợp tác trong việc tuân thủ nghiêm các nguyên tắc phòng ngừa lây nhiễm dịch bệnh.

Campuchia ghi nhận thêm 629 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc bệnh tại nước này kể từ đầu mùa dịch đến nay vượt ngưỡng 100.000 ca (cụ thể là 100.133 ca), trong đó có 2.049 ca tử vong. Trong số các tỉnh có số ca mắc COVID-19 ở mức cao, tỉnh Battambang bị tác động mạnh nhất với ít nhất 252 ca mắc mới tại ổ dịch chợ Kamrieng trên địa bàn tỉnh này. Diễn biến dịch COVID-19 tại Campuchia có xu hướng xấu đi kể từ ngày 10/9 với số ca nhiễm tăng trong số lao động Campuchia trở về từ Thái Lan và số ca nhiễm biến thể Delta tại Phnom Penh cũng như trên cả nước tiếp tục tăng. Hiện Campuchia dần tiến tới hoàn thành mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng khi gần 98% người dân từ 18 tuổi trở lên ở nước này đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine phòng COVID-19.

Ở Thái Lan số ca lây nhiễm cộng đồng tăng mạnh trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh, lùi ngày mở cửa du lịch

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật