Chiến lược mới chống lại biến thể Delta của nhiều quốc gia trên thế giới

Dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt là sự lây lan của biến thể Delta đã khiến thành tựu chống dịch của nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Số ca nhiễm mới và tử vong không ngừng tăng cao ở các nước đông dân như: Mỹ, Anh, Ấn Độ, Nga... Trước tình hình đó, nhiều quốc gia đã có động thái  thay đổi chiến thuật chống dịch phù hợp với tình hình cục bộ để ngăn chặn kịp thời khả năng lây lan cao.

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 448.000 ca mắc COVID-19 và 7.771 ca tử vong, nâng tổng người chết từ đầu đại dịch lên gần 4,6 triệu người.

Theo thống kê, Mỹ tiếp tục là nước dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm mới với 57.243 trong vòng 24 giờ. Tiếp theo là Ấn Độ (38.116 ca) và Anh (37.489 ca). Nga đứng đầu về số ca tử vong mới với 795 người chết, tiếp theo là Indonesia (685 ca) và Iran (635 ca). Theo những con số thống kê Mỹ, Ấn Độ và Brazil vẫn là 3 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. 

Nhiều quốc gia thay đổi chiến lược chống dịch

Theo thông tin từ giới quan chức Philippines, sẽ tiến hành tái phong toả thủ đô Manila chỉ sau 1 ngày ra thông báo sẽ dỡ bỏ phong thoả thành phố này. Chính phủ Philippines đã lên kế hoạch bắt đầu thử nghiệm “phong tỏa quy mô hẹp hơn” tại Manila kể từ ngày 8/9. Theo một quan chức Philippines cho biết, nước này chuyển chiến thuật, chỉ tiến hành phong tỏa những khu vực nhỏ cần thiết, trong nỗ lực kiềm chế đại dịch COVID-19 và phục hồi nền kinh tế. Hy vọng với sự thay đổi trong chiến lực phòng dịch, sẽ giúp đất nước cải thiện tình hình dịch bệnh bất ổn hiện nay.

Ông Harry Roque, phát ngôn viên của Tổng thống Rodrigo Duterte, cho biết trong một cuộc họp báo hôm 6/9: "Các chuyên gia tin rằng các biện pháp ngăn chặn chi tiết sẽ hiệu quả hơn". Theo đó, một số khu vực là ổ bùng phát dịch sẽ được chia nhỏ và "phong toả hoàn toàn"

Ông Roque cũng khẳng định: Chính phủ sẽ đáp ứng nhu cầu của người dân trong khu vực phong toả, nên không ai có thể ra vào trong suốt thời gian diễn ra phong tỏa mạnh. Mọi người sẽ không được phép rời khỏi nhà của họ ngay cả khi mua thực phẩm hoặc thuốc. Việc khoanh vùng dịch càng chi tiết càng tốt

Hầu hết các địa điểm công cộng sẽ vẫn đóng cửa và các quy định hạn chế về nơi ở tại nhà vẫn được áp dụng, ngoại trừ những người lao động cần thiết và những vật dụng cần thiết.

Một quốc gia khác cũng thay đổi chiến thuật phòng dịch là Mỹ, đất nước chịu tổn thất nặng nề nhất do dich bệnh. Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 9/9 sẽ trình bày bài phát biểu về kế hoạch ngăn chặn tình trạng lây lan nhanh chóng biến thể Delta của virus SARS-COV-2 và thúc đẩy chương trình tiêm chủng trên toàn quốc.

Như vậy, có thể thấy động thái dứt khoát của tổng thống Mỹ trong việc tìm ra biện pháp chống dịch dứt điểm. Tổng thống Biden khẳng định sẽ bảo vệ các trường học, doanh nghiệp, nền kinh tế và gia đình của người dân Mỹ khỏi mối đe dọa của biến thể Delta. Người đứng đầu Nhà Trắng cũng đã yêu cầu các bang và chính quyền địa phương xem xét sử dụng nguồn tài trợ của liên bang để gia hạn trợ cấp thất nghiệp ở các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề.

Biến thể Delta dường như đã đảo ngược những thành tựu chống dịch của Mỹ trong giai đoạn trước đó, nên chính quyền nước Mỹ đã phải nhanh chóng kịp thời đưa ra giải pháp hữu hiệu hơn để chạy đua cùng sự biến đổi của loại biến thể phức tạp này.

Vaccine nội địa của Iran bước vào giai đoạn thử nghiệm

Truyền thông Iran dẫn lời người đứng đầu Viện nghiên cứu vaccine và huyết thanh Razi, ông Ali Es’haghi, cho biết Iran bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba và cũng là giai đoạn cuối của vaccine ngừa COVID-19 có tên Razi Cov Pars sản xuất trong nước. Quá trình thử nghiệm lâm sàng vaccine Razi Cov Pars có hơn 40.000 tình nguyện viên tham gia. Dự kiến, sau khi hoàn tất thử nghiệm, Iran sẽ sản xuất khoảng 20 triệu liều vaccine Razi Cov Pars kể từ mùa Đông tới.

Ngoài Razi Cov Pars, Iran cũng đang hợp tác với Cuba, Nga và Australia để sản xuất một số loại vaccine ngừa COVID-19 khác. Nước Cộng hòa Hồi giáo này hiện đang trải qua làn sóng COVID-19 thứ 5 và đã ghi nhận hơn 5,1 triệu ca mắc, trong đó có hơn 110.000 ca tử vong.

Tình hình dịch bệnh vẫn phức tạp ở khu vực Châu Á

Số ca mắc mới tại Singapore đã vượt mốc 100 ca/ngày trong hai tuần qua. Đỉnh điểm ngày 7/9, Bộ Y tế Singapore thông báo đã ghi nhận 328 ca mắc mới COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng. Đây là số ca mắc mới trong ngày cao nhất trong hơn 1 năm qua ghi nhận ở “đảo quốc Sư tử”.

Theo thống kê, hơn 80% trong tổng số 5,7 triệu dân Singapore đã hoàn thành tiêm chủng và đây là một trong số các nước có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới.

Ở một diễn biến khác, Chính phủ Nhật Bản có thể vẫn gia hạn tình trạng khẩn cấp về y tế dù số ca mắc mới ở đất nước này đã có xu hướng giảm. Lý giải cho việc gia hạn tình trạng khẩn cấp về y tế, giới chức y tế Nhật Bản cho biết: Họ vẫn cảnh giác do các biến thể nguy hiểm như Delta và Lambda đã xâm nhập nước này, trong khi hệ thống y tế ở một số khu vực vẫn đang trong tình trạng căng thẳng.

Hiện Nhật Bản đang áp dụng tình trạng khẩn cấp ở 21 trong số 47 tỉnh, thành, trong đó có 4 tỉnh, thành thuộc vùng thủ đô là Tokyo, Saitama, Chiba và Kanagawa.

2 quốc gia Đông Nam Á là Indonesia và Campuchia đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế để phòng dịch COVID-19. Theo đó, các trung tâm mua sắm, nhà máy và nhà hàng được mở cửa trở lại nhưng vẫn yêu cầu điều kiện phòng dịch. Thậm chí Campuchia đã lên kế hoạch cho việc mở cửa biện giới khi đã đạt mức miễn dịch cộng đồng cao. 

Campuchia hiện là nước đạt tỷ lệ tiêm phòng COVID-19 cho người dân ở mức cao thứ hai Đông Nam Á, chỉ sau Singapore. Nước này đã tiêm phòng COVID-19 cho trên 70% dân số là người trưởng thành và dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng với 75% dân số được tiêm phòng COVID-19 vào cuối tháng 9 này. 

Đánh giá:  
5.0 / 5  (1 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật