Uống thuốc tây có ăn dứa được không? Những ai không nên ăn dứa

Dứa là một trong những loại trái cây phổ biến tại Việt Nam. Loại quả này thường được sử dụng để ăn trực tiếp hoặc chế biến cùng nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, loại quả này cũng có những lưu ý nhất định trong cách ăn hằng ngày. 

Uống thuốc tây có ăn dứa được không? Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm khi đang sử dụng thuốc kháng sinh mà vẫn muốn ăn dứa. Với một số loại thuốc, nếu ăn cùng dứa có thể làm giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí còn sinh ra các độc tố và tác dụng phụ khác. Bài viết này Food Review sẽ trả lời cho bạn biết uống thuốc tây có ăn được dứa không nhé.

Uống thuốc tây có ăn dứa được không?

Dứa chứa nhiều vitamin C, ăn dứa sẽ giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể, có tác dụng rất tốt nhất là khi cơ thể đang ốm. Tuy nhiên, đó là khi bạn chỉ bị cảm cúm, ốm sốt thông thường. Trong một số trường hợp, nếu ăn dứa có thể gây tác dụng phụ và dẫn đến những hậu quả không mong muốn. 

Không nên ăn dứa nếu bạn đang uống thuốc kháng sinh

Các bác sĩ của Trung tâm y tế thuộc Đại học Maryland đã đưa ra khuyến cáo. Nếu đang sử dụng các loại thuốc sau thì không nên ăn dứa. Bao gồm: 

  • Thuốc kháng sinh

  • Thuốc chống đông máu

  • Thuốc chống co giật

  • Thuốc làm loãng máu

  • Thuốc chữa trầm cảm hoặc mất ngủ.

Bởi, trong dứa có chứa hoạt chất Bromelain - một loại enzyme có khả năng tương tác với một số loại thuốc nhất định. Khi ăn dứa cùng các loại thuốc trên, sẽ khiến Bromelain kích thích cơ thể sinh ra các histamin. Dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu, khó thở. Thậm chí đã có nhiều trường hợp bị tai biến, thậm chí tử vong do ăn dứa khi đang sử dụng thuốc kháng sinh. 

Những ai không nên ăn dứa

Dù là loại trái cây chứa nhiều dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn dứa. Một số trường hợp không nên ăn hoặc uống nước ép dứa bao gồm:

Dứa không phải ai cũng có thể ăn được

Người hay bị dị ứng

Trong báo cáo của Livestrong đã chỉ ra rằng, người bị dị ứng sau khi ăn dứa, có thể bị sưng môi, má và lưỡi. Bởi, những người hay bị dị ứng có da khá nhạy cảm, trong khi dứa có đặc tính làm mềm thịt.Phản ứng này có thể mất sau vài giờ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bị sưng kèm theo phát ban, nổi mề đay hoặc khó thở, bạn có thể đã bị dị ứng dứa. Đối với trường hợp này cần ngừng ăn và đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức. 

Dứa có thể gây dị ứng cho những người có cơ địa mẫn cảm

Những người đang uống thuốc kháng sinh

Như những chia sẻ ở phần 1, những ai đang sử dụng thuốc kháng sinh, chống đông máu, chống co giật, thuốc làm loãng máu, trầm cảm hoặc mất ngủ…. thì không nên ăn dứa

Đối tượng có tiền sử cơ địa dị ứng

Với những người có tiền sử cơ địa dị ứng, dễ nổi mề đay… Hay những đối tượng bị viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm da cơ địa… Nếu ăn dứa có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Nó có thể khiến người bệnh nổi mề đay, ngứa ngáy, gây khó thở… 

Phụ nữ mang thai

Một trong những đối tượng cũng không nên ăn dứa đó là phụ nữ mang thai. Dứa sẽ làm tăng lượng lớn enzyme bromelain trong cơ thể, dẫn đến co thắt tử cung. Thậm chí là sảy thai. Vì vậy, bà bầu không nên ăn dứa hoặc hạn chế ăn nhiều. 

Phụ nữ mang thai nên hạn chế không ăn quá nhiều dứa

Ngoài ra, nếu bạn đang đói thì cũng không nên ăn dứa. Dứa có thể gây ra các triệu chứng đau dạ dày.

Kết luận

Bạn đang phải uống thuốc, nhất là thuốc tây thì kiêng ăn nhiều thứ, bạn có thể đọc thêm bài uống thuốc tây kiêng ăn gì để biết thêm. Dù là bất cứ loại quả nào, dù tốt đến máy cũng không nên ăn nhiều. Dứa ăn nhiều có thể gây rát lưỡi, rát môi. Đây cũng là loại quả giàu acid oxalic, ăn quá nhiều sẽ khiến hàm lượng oxalic quá cao dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt canxi. Dứa cũng có lượng đường rất cao, dung nạp quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị tăng đường huyết đột ngột, không tốt cho sức khỏe. 

Vì vậy, dù là loại quả nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe chúng ta cũng nên ăn vừa phải, không lạm dụng. Hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi ăn để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình bạn nhé!

 

Đánh giá:  
3.1 / 5  (47 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật