Tính xác thực của nguồn tin trên là như thế nào? Ung thư có ăn thịt bò được không? Bệnh nhân ung thư nên ăn gì? Cùng Food Review tìm hiểu ngay qua những thực phẩm ngăn ngừa ung thư để xem ung thư có ăn được thịt bò không nhé.
Ung thư có ăn thịt bò được không?
Do sự lan truyền của nhiều thông tin chưa được xác minh, nhiều người cho rằng, bệnh nhân ung thư không được ăn thịt bò. Đây là loại thịt đỏ, có khả năng tạo ra môi trường axit, khiến cho các tế bào u ác tính phát triển. Tuy nhiên, thông tin này là: HOÀN TOÀN SAI LẦM. Bệnh nhân ung thư cũng có thể ăn thịt bò, cũng như các loại thịt đỏ khác.
IARC - Cơ quan Nghiên cứu Bệnh Ung thư Quốc tế (International Association for Research on Cancer) đã chỉ ra: việc ăn quá nhiều thịt bò (trên 500g/ngày) sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên, IARC cũng đã nhấn mạnh chưa có đủ dữ liệu thông tin để khẳng định việc ăn thịt gây ung thư.
Theo Thống kê của Mỹ, những năm gần đây, có đến 90% người bệnh ung thư chết do cơ thể bị suy kiệt, sức khỏe không đủ để có thể chống đỡ với quá trình hóa trị – xạ trị. Vì vậy, việc bổ sung thịt bò vào các bữa ăn hằng ngày của bệnh nhân ung là là cần thiết. Vì vậy, chúng tôi một lần nữa khẳng định, bệnh nhân ung thư CÓ THỂ ăn thịt bò.
Dinh dưỡng trong thịt bò có tác dụng gì đối với người bệnh
Thịt bò là một trong những món ăn phổ biến trên khắp thế giới. Trong thịt bò có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao, giàu protein. Thịt bò giúp người bệnh bổ tỳ, ích vị, bổ khí, dương huyết,…tăng cường sức khỏe. Ăn thịt bò thường xuyên có rất nhiều tác dụng đối với cơ thể. Cụ thể:
-
Tăng cường hệ miễn dịch. Hàm lượng kẽm trong thịt bò rất cao, giúp chống oxy hóa, tổng hợp protein để thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp. Ngoài ra, hàm lượng vitamin B6 và glutamate trong thịt bò còn giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch.
-
Phục hồi thể chất sau khi ốm, tập luyện…
-
Giúp ích cho quá trình tạo máu cho cơ thể. Lượng sắt trong thịt bò giúp cơ thể tái tạo máu tốt hơn, nhờ đó các cơ quan hoạt động tốt hơn.
Bệnh nhân ung thư nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào?
Như những chia sẻ ở trên, người bệnh ung thư hoàn toàn có thể ăn được thịt bò, cũng như các loại thịt đỏ khác. Tuy nhiên, khẩu phần ăn hằng ngày cần xây dựng và điều chỉnh cho phù hợp.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người trưởng thành (trên 18 tuổi) chỉ nên ăn dưới 50 gram thịt bò mỗi ngày mà thôi. Tuy nhiên, lượng thịt này với người bệnh ung thư nên được tính toán dựa vào cân nặng. Cụ thể: 1 kilogram cần 35 kcal, tương đương 1,5 gram thịt. Để bữa ăn thêm phong phú, thay vì thịt bò, có thể dùng thịt lợn, thịt gà…
Ngoài ra, người bệnh nên chọn các loại đồ ăn có chứa nhiều nhóm dinh dưỡng khác nhau. Bao gồm: sắt, kẽm, selenium, các vi chất hữu cơ, nhiều vitamin B6, B12, D và omega 3… từ thịt từ động vật, các loại cá, hải sản… Đây đều là những nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giúp chống lại bệnh tật.
Bệnh nhân ung thư thường không có khẩu vị do phải dùng thuốc và hóa trị khá nhiều. Vì vậy, có thể thay đổi thực đơn hằng ngày từ thịt, trứng, sữa… đổi sang các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như các loại hạt đậu, rau xanh, gạo lứt, mì, khoai sắn…Các nhóm thực phẩm trên đều rất giàu chất dinh dưỡng, giúp tăng sức đề kháng cho người bệnh ung thư. Đồng thời góp phần phục hồi nhanh chóng các tổn thương do hóa trị, xạ trị, phẫu thuật gây ra.
Với người bệnh ung thư, chế độ dinh dưỡng tuyệt đối không có các thực phẩm đông lạnh, các chất kích thích, đồ uống có cồn, gas.
Kết luận
Với bệnh nhân ung thư, dinh dưỡng đầy đủ là điều cần thiết để nâng cao thể trạng và sức đề kháng. Trong đó, thịt bò là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế. Vì vậy, việc loại bỏ thịt bò ra khỏi thực đơn của bệnh nhân ung thư là hoàn toàn không chính xác.