Loại gia vị Việt Nam rẻ như cho, thế giới ‘đắt như vàng’

So với muối ăn bình thường, loại muối này có hàm lượng Natri thấp hơn tới 30% được khuyên dùng cho bữa ăn hằng ngày. 

Người Việt vốn yêu thích hương vị đậm đà, chính vì thế trong gian bếp của các gia đình không thể nào thiếu muối. 

Tuy nhiên, cứ 3 người Việt Nam trưởng thành lại có 1 người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nguyên nhân chủ yếu là do hàm lượng Natri trong muối ăn đã cao hơn từ 2 - 3 lần so với mức tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo. 

Tuy nhiên, có một loại gia vị an toàn, có thể thay thế cho muối ăn thông thường đó chính là muối biển nhạt.

Ở nước ta có 2 địa phương rất nổi tiếng về sản xuất muối nhạt đó là Nam Định và Đà Nẵng. Tại đây, muối vẫn được sản xuất thủ công, giữ nguyên toàn bộ các khoáng chất, chất lượng cao, được nhiều quốc gia ưa chuộng.

Thế giới thì quý như vậy nhưng ở Việt Nam, giá bán muối biển nhạt vẫn rất rẻ nhưng có thể do không biết đến lợi ích của nó nên rất ít người mua.

Muối biển nhạt mang lại giá trị tốt cho sức khỏe hơn là muối thông thường 

Tại Việt Nam, giá bán muối biển nhạt vẫn rẻ như bèo và thậm chí rất ít người mua. Nhiều bà nội trợ chuộng mua muối i-ốt để dùng làm muối nấu ăn hằng ngày vì chúng rẻ, tuy nhiên loại muối này có vị mặn rất gắt và chát cho nên sẽ cần bột ngọt, hạt nêm để làm đằm vị.

Những phát hiện từ nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng các chất thay thế muối có hàm lượng natri thấp sẽ giúp ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ. 

Các sản phẩm muối nhạt ngoài tiêu thụ trong nước còn xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, EU. Muối nhạt thay thế natri bằng kali mang lại nhiều lợi ích. Tăng lượng kali - vi chất mà hầu hết mọi người ở nhiều quốc gia không tiêu thụ đủ, chất này giúp làm giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Cánh đồng muối nổi tiếng bậc nhất Nam Định 

Có một điều đáng tự hào khi muối nhạt của Nam Định còn được mệnh danh là hạt muối ngon nhất thế giới. Bởi phương pháp sản xuất muối phơi cát cổ truyền tại đây là độc đáo và duy nhất còn lại trên thế giới.

Yếu tố gây mặn trong muối chính là muối natri. Do đó, để giảm độ mặn, quy trình làm muối nhạt của người dân Nam Định cắt giảm tỷ lệ muối natri, bổ sung thêm các loại muối khoáng khác có trong muối biển như muối kali, magie, canxi.

Thay vì dùng ánh nắng mặt trời làm nước biển bốc hơi, người Nam Định dẫn nước biển vào ruộng có lớp cát mịn. Cát lẫn nước biển được phơi nắng, các tinh thể muối sẽ được kết tinh vào hạt cát. 

Sau đó tách muối đó ra, thêm nước mặn, thấm lọc qua cát rồi hứng vào thùng, kết tinh lại lần nữa mới tạo ra các tinh thể muối.

Đánh giá:  
5.0 / 5  (1 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật