Thương hiệu gạo Vietnam Rice đã có 19 quốc gia chấp nhận bảo hộ dưới dạng Nhãn hiệu thông thường gồm: 17 nước châu Phi là Benin, Burkina Faso, Comoros, Cộng hòa Congo, Bờ Biển Ngà, Guinea Xích đạo…Indonesia, Nga và OAPI bảo hộ.
Vietnam Rice còn được 3 quốc gia là Trung Quốc, Brunei và Na Uy bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận.
Như vậy, nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice được bảo hộ tại Việt Nam và 22 quốc gia - bao gồm nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu thông thường.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang là chủ sở hữu nhãn hiệu này.
Hiện Việt Nam thuộc top 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn thế giới, cùng với Thái Lan và Ấn Độ. Với sản lượng xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục mỗi năm.
Tuy nhiên, gạo Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu quốc gia, nên giá bán gạo bị thấp hơn rất nhiều so với 2 quốc gia có lượng xuất khẩu tương đương phía trên.
Do đó, Bộ NN&PTNT đã định hướng thay đổi chiến lược để nâng cao chất lượng thương hiệu cho gạo Việt Nam – góp phần nâng cao giá trị trên thị trường quốc tế. Bộ đã đề xuất Chính phủ phê duyệt đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Trong đó, chú trọng xây dựng nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận trong nước và quốc tế.
Trên có sở đó, Bộ NN&PTNT đã tiến hành xây dựng và đăng ký sở hữu nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam ở Việt Nam theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp.
Giấy chứng bảo hộ nhận nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice có hiệu lực trong 10 năm.
Song hành với hoạt động xây dựng hệ thống nhận diện, biểu tượng độc quyền nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh… cho nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice, Bộ NN&PTNT cũng tiến hành xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về gạo làm cơ sở cho việc sử dụng Nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice trong thực tế.
Bộ đã xây dựng 3 tiêu chuẩn quốc gia về gạo là TCVN 11888-2017 gạo trắng; TCVN 11889:2017 gạo thơm trắng và 8368:2010 gạo nếp trắng.