Quảng Trị: Nông dân tìm đầu ra cho hàng trăm tấn cam K4 

Dịch Covid-19 đang khiến vựa cam lớn nhất tỉnh Quảng Trị gặp khó trong việc tiêu thụ, đầu ra bị thu hẹp, giá giảm. 

Vùng chuyên canh trồng cam tại xã Hải Phú đã bước vào giai đoạn đầu của thời kỳ thu hoạch, hiện có 14 hộ trồng cam với diện tích trồng 24,9ha, ước sản lượng 430 tấn. 

Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, quá trình vận chuyển khó khăn khiến người dân không khỏi lo lắng.

Quảng Trị: Nông dân tìm đầu ra cho hàng trăm tấn cam K4 
 Nông dân tìm đầu ra cho hàng trăm tấn cam K4 

Theo đó, cam K4 ở xã Hải Phú được người dân trồng hữu cơ nên rất được thị trường ưa chuộng, chủ yếu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh và các tỉnh thành lớn như là Thừa Thiên - Huế, TP Đà Nẵng và TP.HCM. 

Đặc biệt, ngoài hợp khí hậu thổ nhưỡng nên cây cam trồng tại vùng K4 cho quả to, vỏ nhẵn, ngọt thanh, mọng nước và ít bị sâu bệnh, thu nhập cao hơn nhiều so với trồng cây keo tràm.

Người trồng cam K4 thời gian qua tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng cam sạch theo chuẩn VietGAP nên năng suất cao, có tem truy xuất nguồn gốc rõ ràng. 

Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thị trường tiêu thụ hiện nay bị “thu hẹp’, tồn đọng nhiều mà không thể tìm cách bán đi. 

Cam K4 quả tròn to có giá trị dinh dưỡng cao

Ghi nhận tại một số địa bàn trên tỉnh, hiện cam K4 vào vụ nhưng thương lái không tới mua, việc vận chuyển đi các tỉnh thành khác gặp nhiều khó khăn, thời tiết lại mưa nhiều, nếu không thu hoạch kịp, cam sẽ bị vàng, thối rụng bà con nông dân sẽ lỗ nặng. 

Chia sẻ trên báo chí, ông Trần Ngọc Trung chủ một vườn cam cho biết: “Gia đình trồng 3ha cam với sản lượng dự kiến trên 30 tấn đang vào vụ thu hoạch Năm ngoái, thương lái đến tận vườn để thu mua cam với giá khá cao, nhưng bây giờ giá thấp, vẫn vắng thương lái. Trong lúc cam đã chín tới, nếu không được thu mua kịp thời, gặp thời tiết bất ổn sẽ thiệt hại nặng”.

Nếu so với thời điểm năm 2020 thì năm nay diện tích cam ở vùng này bị thu hẹp vì bị chết. Ảnh hưởng mưa lũ, cam cũng cho năng suất thấp hơn. Hiện giá cam dao động từ 18.000 đồng đến 20.000 đồng/1kg.

Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng cho biết, huyện đã có văn bản gửi Sở Công thương tỉnh đề nghị hỗ trợ kết nối sản phẩm trái cam của địa phương đến với các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng trong và ngoài tỉnh để tiêu thụ sản phẩm, giúp đỡ người dân vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật