Hà Nội: Hàng thiết yếu được đưa vào các khu vực phân vùng ra sao? Người dân mua hàng thế nào?

Hà Nội đã tổ chức nhiều mô hình cung ứng hàng thiết yếu cho người dân tại các vùng giãn cách “đỏ, cam, xanh”. 

Hàng thiết yếu được đưa vào các khu vực phân vùng

Theo Sở Công Thương Hà Nội, thành phố đã triển khai nhiều mô hình cung ứng hàng hóa phục vụ nhân dân trong các đợt giãn cách xã hội vừa qua. Cụ thể là tổ chức 62 điểm bán hàng lưu động tại 11 quận; 13 "Siêu thị 0 đồng" hỗ trợ người nghèo, công nhân lao động đã hỗ trợ được gần 22.000 suất quà (400.000 đồng/suất) với tổng trị giá khoảng 8,8 tỷ đồng;

Toàn thành phố đã chuyển đổi 342 địa điểm của các bưu cục, nhà sách, cửa hàng điện máy thành điểm bán hàng thiết yếu; trưng dụng 5 địa điểm làm nơi tập kết hàng hóa để kết nối hàng hóa cho thành phố và giảm tải lượng hàng hóa về các chợ đầu mối, chợ có tính chất đầu mối…;

Bên cạnh đó, Sở Công Thương đã phối hợp với Sở Y tế Hà Nội ban hành Hướng dẫn số 3733/HD-SCT ngày 23/8/2021 của Sở Công Thương Hà Nội để thực hiện khắc phục và mở cửa trở lại các hệ thống phân phối theo quy định để thống nhất thực hiện trên địa bàn toàn thành phố.

Hàng thiết yếu được cung ứng đầy đủ.
Hàng thiết yếu được cung ứng đầy đủ.

Đối với mạng lưới cung ứng, phân phối trên toàn địa bàn thành phố, các hệ thống phân phối trên địa bàn gồm: 103 siêu thị, 449 chợ và 9.546 điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu.

Ngoài ra, thành phố cũng bố trí hàng nghìn điểm làm kho, bán hàng lưu động. Các đơn vị sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm thiết yếu vẫn được hoạt động như bình thường.

Bên cạnh đó, với trẻ em và người cao tuổi, thành phố cũng có 16 đơn vị có khả năng cung ứng hàng hóa phục vụ nhóm đối tượng này.

Người dân mua hàng ra sao?

Phân vùng 1, sở Công Thương Hà Nội nêu rõ, người dân được UBND quận, huyện phát phiếu mua hàng 2 lần/tuần cho từng hộ gia đình trên địa bàn quận, huyện để mua hàng trực tiếp tại các điểm bán.

Còn việc mua hàng theo hình thức trực tuyến thì các đơn vị cung ứng hàng hóa thực hiện giao hàng qua nhân viên giao hàng theo địa bàn các quận, huyện.

Với vùng 2 và 3, người dân được mua hàng thiết yếu thông qua 23 siêu thị, 300 chợ, 4.451 cửa hàng tiện ích, 354 cửa hàng gas, gần 1.500 điểm bán hàng lưu động...

Trao đổi với Foodreview, chị Thu Hiền (Cầu Giấy – Hà Nội) thuộc vùng đỏ thực hiện Chỉ thị 16 cho biết gia đình chị đã nhận được phiếu đi chợ giãn cách. Mỗi gia đình đại diện 1 người đi ra đường để mua nhu yếu phẩm cần thiết. 

“Hàng hoá tôi vẫn đặt mua online hoặc nhờ người thân gửi giúp, gia đình tôi cũng cắt cử một người chỉ tranh thủ đi chợ vào giờ được quy định. Nói chung hàng hoá vẫn đầy đủ, không bị thiếu lương thực thực phẩm”, chị Thu Hiền nói. 

Đánh giá:  
5.0 / 5  (1 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật