Cách làm giàn nho trên sân thượng cho người mới bắt đầu

Trồng cây trên sận thượng đang trở thành 1 xu thế của nhiều gia đình. Vừa tận dụng được diện tích đất trên sân thượng, vừa trồng được cây sạch mà vẫn có thể thu hoạch được rau củ quả. Food Review sẽ gợi ý bạn cách trồng giàn nho trên sân thượng, vừa đơn giản mà cây vẫn sai trĩu quả. 

Cuối cùng thì gia đình chị Ngọc Trân, sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh đã có 1 giàn nho sai trĩu quả trên sân thượng. Vào khoảng cuối năm 2015 vợ chồng chị mua 1 gốc nho giá 200 nghìn ngay khu Thành Thái, Sài Gòn, trồng mãi mà chẳng lên, cây lèo tèo ko lớn nổi, trồng 6 tháng không cải thiện nên chị bỏ cuộc. Tuy nhiên, sau 1 thời gian nghiên cứu và đọc nhiều sách vở chị mới phát hiện ra giống nho ngày trước chị trồng là nho dại nên vợ mình quyết tâm xây dựng lại ước mơ năm cũ, với giàn nho trĩu quả xum xuê.

Vợ chồng chị Trân không phải nông dân chuyên nghiệp, sau khi tìm hiểu chị đã chọn giống nho đỏ 152 bởi cây chịu mưa tương đối hơn giống nho xanh Phan Rang, thời gian đậu trái thu hoạch cũng sẽ mau hơn giống khác. Để phân biệt nho ghép và nho dại bạn có thể thấy lá nho dại có lông tơ, lá nho ghép trơn láng. 

Để trồng nho, chị Trân chuẩn bị chậu 80x100cm. Để xử lí đất trồng, bạn trộn 1 bao Tribat 50 dm3 với 1 bao phân bò hoại mục 20 dm3, trộn thật đều bón vào 1/3 chậu, xong để gốc nho vào, bón tiếp hết 1 bao Tribat lấp thân, lớp đất này chiếm 2/3 chậu, sau đó rải thêm 1 lớp dày 10cm đất trộn phân bò, san đất cho đều chậu. Sau đó, bạn đặt chậu nơi dễ leo, cố định dây leo với thanh tre dài ép sát nơi cho leo. Hàng ngày bạn tưới nước cho đất mềm ẩm, tưới phun sương nhẹ quanh lá. 

Sau 4 ngày khi cắm gốc, bạn trộn đều 200gr phân lân và 50gr phân ba màu, bón quanh gốc hoặc rải mặt chậu sau đó tưới ngập nước. Bạn nên lựa chọn cành to nhất đẹp nhất và dài nhất, cắt hết tất cả cành búp khác trên thân gốc chỉ chừa duy nhất cành chính. 

Khi chọn ra cành chính, bạn cắt tất cả các nhánh trên thân cây nho, cắt sát mắt nho, chừa 1 nhánh to khỏe đẹp duy nhất, chống cây tre cho dây nho leo già. Nếu trời mưa nhiều tưới nước ngày 2 lần, nếu trời nóng bạn không mưa tưới nước ngày 3,4 lần. Bạn nên làm giàn cao khoảng từ 1,8m tới 2m để tiện chăm sóc sau này. 

Tiếp sau giai đoạn này là đến giai đoạn kích cành, giai đoạn này kéo dài 4-5 tháng tính từ lúc cắm gốc bón phân lần đầu tiên. Việc cắt ngọn lần đầu tiên được thực hiện khi 1 cành chính cao hơn giàn từ 15-20 cm và cành chuyển thành màu nâu gỗ (chuyển thành thân gỗ). Dùng kéo bấm ở ngọn, vài ngày sau tại đó sẽ nứt ra 2,3 chồi con. Các chồi đó gọi là cành con “cấp 1”

Sau đó, bạn bón 50gr phân 3 màu khi bắt đầu giai đoạn kích cành, sau đó cứ 30ngày/ 1 lần, mỗi lần 50gr phân 3 màu. Bạn cần duy trì tưới nước 2 ngày 1 lần. Để kích trái, bạn phải bấm cành tại tất cả các cành thân gỗ sẽ mọc ra “cành non”. Sau 10-15 ngày sẽ ra hoa tại các vị trí “mắc” mà bạn đã bấm, hoa sẽ chuyển sang trái non. Trái non sẽ bắt đầu chuyển sang ửng đỏ. 1 tháng kể từ khi trái chuyển đỏ là nho chuẩn bị ăn đc, trong giai đoạn này trái nho mới to dần ra để có thể thu hoạch được. 

Sau khi nho chín mình dọn sạch giàn, tỉa hết lá, tiến hành bấm ngọn. Đến hiện tại, gia đình chị Trân đã thu hoạch được rất nhiều cây nho.

Từ 1 người mua nhầm cây nho dại, chị Trân đã trồng được 1 giàn nho xum xuê mà nhiều người mơ ước. Chị chia sẻ, giàn nhỏ đã như 1 thành viên nhỏ tuổi trong gia đình và nhờ vậy gia đình chị gần như có nho ăn quanh năm. Nhiều người cũng đặt mua nho của chị nhưng chị đều từ chối mà chỉ mang tặng cho người thân hoặc bạn bè. 

Đánh giá:  
2.3 / 5  (3 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật