Nguồn gốc ngày lễ cúng Ông Công Ông Táo
Theo truyền thuyết từ xa xưa, Ông Công Ông Táo là những vị thần dưới sự ủy nghiệm của Ngọc Hoàng được phái xuống trần gian để cai quản chuyện bếp núc, chuyện nhà cửa trong mỗi gia đình. Mỗi năm cứ đến ngày 23 tháng chạp âm lịch, các Táo sẽ quay trở lại thiên đình để bẩm báo những điều tai nghe mắt thấy tới Ngọc Hoàng.
Từ những lời bẩm báo đó, Ngọc Hoàng sẽ lấy làm căn cứ để quyết định thưởng phạt cho gia đình đó trong năm mới ra sao. Cũng chính vì vậy mà lễ cúng ông công ông tá đã trở thành một ngày lễ lớn cuối năm.
Lễ vật cần thiết cúng ông công ông táo
Ông công ông táo cúng gì nhắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều người, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Thực tế, chúng ta cần phân biệt rõ lễ vật cúng Ông Công Ông Táo và mâm cỗ để cúng Ông Công Ông Táo.
Về lễ vật, mỗi gia đình cần chuẩn bị tối thiểu những thứ sau đây:
- Mũ Ông Công: Vì theo quan niệm, Ông Công Ông Táo bao gồm 2 ông 1 bà. Do vậy, chúng ta cần chuẩn bị 3 mũ trong đó có 2 mũ đàn ông có hai cánh chuồn và 1 mũ dành cho đàn bà không có cánh chuồn.
- Vật phẩm cá chép: Chúng ta thường nói Ông Công Ông Táo cưỡi cá chép về chầu. Trong thực tế cá chép là con vật tượng trưng cho phương tiện di chuyển của Táo Quân khi quay lại triều đình. Vì vậy, thông thường người dân ở miền bắc sẽ sử dụng cá chép thật thả trong chậu nước để thực hiện lễ cúng với ngụ ý cá chép hóa vàng. Tuy nhiên, ở miền nam người dân thường sử dụng cá chép giấy để cúng nhiều hơn.
- Chuẩn bị tiền vàng mã, áo giấy và một đôi hia giấy: Sau khi tiến hành lễ cúng xong, chúng ta cần hóa vàng những vật phẩm đã chuẩn bị để hoàn thiện lễ cúng.
Mâm cỗ cúng Ông Công Ông Táo cần gì?
Ngoài việc chuẩn bị lễ vật, mỗi gia đình cũng cần chuẩn bị một mâm cỗ đầy đủ đề tiễn Ông Công Ông Táo về trời. Tùy vào hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình, mâm cơm cũng sẽ có đôi phần khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản mâm cơm cúng Ông Công Ông Táo bao gồm những món ăn sau:
- Thịt gà luộc
- Thịt ba chỉ luộc hoặc chiên
- Xôi gấc
- Giò heo
- Một đĩa rau xào
- Cá chép
- Canh mọc
- Trái cây, rượu, trà, trầu cau…
Hiện nay, yêu cầu về mâm cỗ cũng không nhất thiết phải đầy đủ những món ăn trên. Tùy vào từng gia đình và văn hóa riêng của từng vùng miền mà các món ăn sẽ có sự thay đổi.
Thời gian cúng Ông Công Ông Táo là lúc nào?
Ngoài câu hỏi Ông Công Ông Táo cũng gì? Nhiều người còn thắc mắc không biết nên cúng táo quân vào giờ nào trong ngày. Thực tế, tùy vào lịch trình của từng người, từng gia đình mà lễ cúng sẽ diễn ra sớm hoặc muộn hơn.
Tuy nhiên, thông thường để đảm bảo kịp giờ theo quan niệm của cha ông. Chúng ta cần cúng Ông Công Ông Táo vào sáng sớm và tốt nhất là cúng trước 12 giờ trong ngày.
Sau khi thực hiện lễ cúng xong, bạn hãy lựa chọn khu vực ao hồ, sông suối gần nhất để phóng sinh cá chép. Thao tác này sẽ góp phần giúp buổi lễ cũng được hoàn thành.
Trên đây là một số những thông tin cần thiết về vật phẩm cũng như mâm cơm cúng Ông Công Ông Táo cần thiết nhất. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Food.com.vn, bạn đã phần nào hiểu thêm về ngày lễ cúng Ông Công Ông Táo sáng 23 tháng chạp âm lịch hàng năm. Đồng thời hiểu hơn về lễ cúng và thêm yêu bản sắc văn hóa Việt.